Tin giả đang
nổi lên thành vấn nạn tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, vấn nạn tin
giả diễn ra tràn lan, gây thiệt hại lớn trên nhiều lĩnh vực, phương diện, nhất
là các thế lực thù địch sử dụng tin giả để thực hiện âm mưu, thủ đoạn chống phá
sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và dân tộc ta. Do vậy, ngăn chặn, triệt
phá tin giả, thông tin xấu độc là nhiệm vụ cấp thiết trong kỷ nguyên số.
Tin giả còn được gọi là tin rác hoặc tin tức giả mạo, là thông tin cố ý bịa đặt hoặc dùng thủ thuật lừa bịp bằng cách lan truyền qua phương tiện truyền thông hay mạng xã hội (MXH). Tin giả thường được tạo ra để tác động đến tư tưởng, quan điểm, tình cảm, cảm xúc, thái độ, hành vi của người dân, gây ảnh hưởng tiêu cực đến diễn biến thực tiễn, nhằm thực hiện các mục đích chính trị, lợi ích kinh tế hay ý đồ xấu xa của chủ thể tiến hành.
Trong điều kiện
mới với xu thế phát triển nhanh của MXH và các nền tảng MXH xuyên biên giới,
kéo theo việc các thế lực thù địch tăng cường lợi dụng, tung tin giả ngày càng
phổ biến với nhiều chiêu trò, cách thức, thậm chí rất khó nhận diện, đấu tranh,
đẩy lùi.
Việt Nam là một
trong những quốc gia có tỷ lệ người dân sử dụng internet rất cao. Bởi vậy, khi
tin giả xuất hiện thì cường độ, tốc độ lan truyền nhanh, tác động rất lớn đến đời
sống trên không gian mạng và cộng đồng xã hội. Ví như, khoảng cuối tháng 1/2023
trong một lớp học quân sự tại Trường Quân sự Quân khu 7. Khi đó một em sinh
viên bị mất tiền. Các bạn đổ lỗi cho một nữ sinh tên N.C.H.H. Do bị nghi ngờ,
H.H. đã xô cửa ra ngoài, la hét, khóc lóc do bị ảnh hưởng tâm lý. Sau khi nghe
thấy, cán bộ đại đội của trường đã đưa em xuống phòng làm việc để nắm tình
hình. Trong lúc này, một nữ sinh viên tòa nhà đối diện đang gác trường đã tò mò
quay clip. Nữ sinh này chia sẻ clip cho 2 bạn khác, tuy nhiên không đề cập đến
nội dung của clip. Đến tối 11-1, clip này lại bị đăng trên mạng xã hội, gán
ghép với thông tin sai sự thật rằng có vụ việc xâm hại nữ sinh viên học quân sự
tại Trường Quân sự Quân khu 7. Kết luận của
các cơ quan đã chỉ rõ: "Các thông tin trên mạng là hoàn toàn sai sự
thật, bịa đặt, xuyên tạc". Sự việc sau đó đã được làm sáng tỏ và người
tung tin sai sự thật đã bị xử lý thích đáng.
Nhận diện nguồn
và xác minh tính chính thống của thông tin là bước làm quan trọng để tránh tạo
ra những nguy hại khó lường từ tin giả.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét