Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Giữ vững bản lĩnh và niềm tin

Những ngày gần đây, việc Đảng, Nhà nước ta kiên quyết đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xử lý theo kỷ luật và pháp luật một số cán bộ sai phạm, trong đó có cả những cán bộ lãnh đạo cấp cao được dư luận xã hội đồng tình. Tuy nhiên, cũng xuất hiện những băn khoăn, lo lắng và cả những quan điểm kích động, xuyên tạc, cho rằng, phải chăng những sai phạm đã trở thành “lỗi hệ thống” và đến mức trầm kha, thậm chí bi quan, suy giảm niềm tin. Trước hiện tượng này, chúng ta cần phải có cái nhìn bình tĩnh với bản lĩnh và niềm tin cách mạng đúng đắn…
Còn đó bài học “chặt cành để cứu cây”
Trước hết, chúng ta cần khẳng định rằng, kỷ luật của Đảng ta là tự giác, nghiêm minh và đặc trưng của pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) là mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Việc xử lý những cán bộ vi phạm như trên không có gì là bất thường, đột biến từ trước tới nay nếu xét về nguyên tắc kỷ luật của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đã từ lâu, trong xã hội ta, có công thì thưởng, có tội thì phạt. Và khi mà công cuộc xây dựng và chỉnh đốn Đảng được đẩy mạnh thì những nguyên tắc ấy càng được thực hiện nghiêm túc, thường xuyên. Đó là việc làm bình thường để xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh; thật sự là người lãnh đạo thật trung thành, người đầy tớ của nhân dân. Đó là đòi hỏi tất yếu để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, “muôn điều phải có thần linh pháp quyền” như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng tâm niệm và căn dặn từ những năm đầu thế kỷ trước.

"Hội thánh Đức Chúa Trời" – Thủ đoạn nguy hiểm của "tà đạo"

"Hội thánh Đức Chúa Trời" chưa được công nhận là tổ chức hoạt động tôn giáo ở nước ta nhưng đến nay tổ chức này đã xuất hiện tại hơn 20 tỉnh, thành phố với hàng ngàn người tham gia. Các giáo lý, giảng đạo của "Hội thánh Đức Chúa Trời" mang tính chất tà đạo, có biểu hiện mê tín dị đoan. Đáng báo động, nhiều đối tượng đứng đầu trong tổ chức tà đạo này đã lợi dụng giáo lý, tự do tín ngưỡng, tôn giáo dùng những thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm nhằm lôi kéo nhiều người tham gia, trục lợi cá nhân.

Giữ vững sức mạnh của Đảng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, “Sức mạnh vô địch của Đảng là ở tinh thần kỷ luật tự giác, ý thức tổ chức nghiêm chỉnh của cán bộ, đảng viên”. Việc siết chặt kỷ luật Đảng, xử lý nghiêm đảng viên sai phạm đã được Đảng ta cụ thể hóa trong các nghị quyết, chỉ thị, quy định, hướng dẫn và tổ chức thực thi nghiêm nhằm giữ vững sức mạnh của Đảng, khẳng định niềm tin trong nhân dân.

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2018

KHÔNG THỂ XUYÊN TẠC CHIẾN THẮNG 30/4/1975


Mỗi năm, cứ đến dịp cả nước ta hân hoan, tự hào chào đón kỷ niệm Ngày Chiến thắng 30 – 4 – 1975 thì trên một số trang mạng xã hội lại xuất hiện những kẻ thù địch, thiển cận về chính trị tìm mọi cách để xuyên tạc, đổi trắng thay đen, bóp méo giá trị lịch sử ngày Chiến thắng 30 – 4- 1975. Nhưng tất cả những luận điệu xuyên tạc đó không thể đứng vững trước sự phán xét của công lý và sự thật.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

Phải chăng Chúa dạy đi ăn cướp đất?

Chỉ trong một đêm (16/4/2018), một bức tượng Thánh Phero bằng đá đúc sẵn với chiều cao trên 2m, đã được dựng lên tại xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Đây là lô đất được quy hoạch chợ. Do vậy, họ đã xây dựng thần tốc tốc trong đêm.
Nhân danh dựng tượng Chúa để trá hình cho các công đoạn lấn chiếm đất không phải là một hành vi mới. Nó đã có từ rất lâu, chính quyền cũng không lạ. Vấn đề là biết thế, nhưng vẫn trở tay không kịp. Và khi phát hiện ra thì chuyện đã rồi, giáo dân đương nhiên sẽ áp dụng chiến thuật biển người cù nhầy ăn vạ phá đám, cần thiết nằm lăn ra khóc lóc dưới chân Chúa tối cao, phục vụ công tác hình ảnh phát tán trên mạng xã hội.

Bác Hồ và tình bạn thủy chung

Cách đây đã lâu, ở phố Ngõ Nghè (nay là phố Lê Chân), Hải Phòng, có một ông già tên là Thuyết. Đầu thế kỷ XX, khi còn trẻ, ông làm thủy thủ trên nhiều tàu buôn ra nước ngoài. Sau đó ông làm công trong một hiệu ảnh ở Paris (Pháp). Cuối năm 1943, ông Thuyết bị mù cả hai mắt, tài sản chẳng có gì, sống nhờ nhà em gái. Bản tính ông ít nói. Mọi người trong nhà đều coi ông là ông già lẩm cẩm.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

LÝ LỊCH BẤT HẢO CỦA KẺ TỘI PHẠM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN Ở THÁI BÌNH



 Ngày 10/4, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình vừa mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Túc (SN 1964, quê xã Đông La, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình) về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

Trước đó, năm 1997, Nguyễn Văn Túc bắt đầu tham gia các hoạt động khiếu kiện, nhất là khiếu kiện liên quan đến đất đai, thực hiện chính sách an sinh xã hội khi xây dựng cụm công nghiệp Đông La – Đông Hưng.
Hoạt động khiếu kiện của Nguyễn Văn Túc mang tính cố chấp, kéo dài đã bị các đối tượng phản động trong, ngoài nước lôi kéo, kích động, mua chuộc nên từ một người hoạt động khiếu kiện mang tính chất cố chấp, Nguyễn Văn Túc chuyển sang bất mãn chế độ và hoạt động chống phá ngày càng tích cực.


Bị cáo Nguyễn Văn Túc trước Hội đồng xét xử. (Nguồn CAND)
Từ năm 2006, Nguyễn Văn Túc bị các đối tượng phản động trong, ngoài nước vận động tham gia “Đảng Dân chủ 21″, “Hội dân oan”, “Nhóm dân chủ”, “Khối 8406″.
Các đối tượng này đã hỗ trợ vật chất, khích lệ tinh thần nhằm tạo dựng Nguyễn Văn Túc thành “ngọn cờ” để tập hợp, phát triển lực lượng từ những người khiếu kiện cố chấp, có tư tưởng bất mãn, chán ghét chế độ, thực hiện các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước.
Tháng 12/2007, Túc tham gia tuần hành, biểu tình tại Hà Nội; trả lời phỏng vấn đài, báo nước ngoài; viết và tán phát bài viết có nội dung xấu lên mạng internet.
Ngày 16/8 và 7/9/2008, Nguyễn Văn Túc cùng 5 người khác treo khẩu hiệu và rải truyền đơn phản động ở Hải Phòng và Hải Dương.
Ngày 10/9/2008, Túc bị Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an khởi tố bị can, bắt tạm giam về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, sau đó bị Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội xử tuyên phạt 4 năm tù giam và phạt quản chế 3 năm tại địa phương.
Trong thời gian chấp hành án phạt tù, Nguyễn Văn Túc không chấp hành nội quy của trại giam, qua các lần phân loại đều bị xếp loại kém.
Ngày 10/9/2012, Nguyễn Văn Túc hết hạn án phạt tù giam, Trại giam Hà Nam bàn giao Nguyễn Văn Túc cho chính quyền xã Đông La (Đông Hưng, Thái Bình) tiếp nhận thực hiện án phạt quản chế 3 năm.
Từ khi về địa phương, Nguyễn Văn Túc có nhiều hoạt động chống đối, liên tục vi phạm nghĩa vụ của người chấp hành án phạt quản chế, công khai thái độ chống đối, coi thường pháp luật, núp danh nghĩa tuyên bố sẽ đấu tranh vì “dân chủ, nhân quyền” để chống Đảng, chế độ đến cùng.
Nguyễn Văn Túc thường xuyên sử dụng mạng internet (facebook, skype…) để liên lạc, hội luận; đăng tải các tài liệu có nội dung xấu; nhiều lần vi phạm án phạt quản chế tự đi khỏi địa phương gặp gỡ các đối tượng chống đối chính trị và tham gia biểu tình ở Hà Nội.
Đối tượng này lợi dụng các vấn đề sai phạm của Công ty Cổ phần điện năng Đông La, Công ty Cổ phần nước Đông Hưng kích động người dân xã Đông La thường xuyên đến UBND huyện, xã khiếu kiện.
Tháng 2/2014, Nguyễn Văn Túc tham gia hoạt động trong “Hội anh em dân chủ”. “Hội anh em dân chủ” là hội trái pháp luật.
Với quá khứ từng bị xử lý về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, thành viên của tổ chức khủng bố “Việt Tân”, tích cực trong các hoạt động khiếu kiện, tham gia tuần hành, biểu tình, Nguyễn Văn Túc nhanh chóng được các đối tượng trong hội “Anh em dân chủ” tin tưởng.
Thời gian đầu, Nguyễn Văn Túc được phân công làm Trưởng nhóm ở địa bàn Thái Bình, sau đó được đề cử bầu làm Phó Ban đại diện “Hội anh em dân chủ” miền Bắc, nhiệm kỳ 2017-2019, rồi Phó Chủ tịch thứ nhất của “Hội anh em dân chủ”.
Từ tháng 5/2017, Túc cùng các đối tượng trong “Hội anh em dân chủ” tổ chức khóa huấn luyện trực tuyến K15 đào tạo về “xã hội dân sự, dân chủ, nhân quyền” thực chất là dạy các kỹ năng hoạt động chống Nhà nước vào tối thứ bảy hàng tuần với thời gian 5 tháng. Trong đó, Nguyễn Văn Túc là “giảng viên” chính.
Sau khi 7 đối tượng cốt cán “Hội anh em dân chủ” bị khởi tố, bắt tạm giam, Nguyễn Văn Túc được tạm phân công điều hành “Hội anh em dân chủ”.
Trước các hoạt động chống đối của Nguyễn Văn Túc, ngày 1/9/2017, Cơ quan An ninh Điều tra Công an tỉnh Thái Bình ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Văn Túc về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 – Bộ luật hình sự.
Ngày 10/4/2018, Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Văn Túc, phiên tòa diễn ra theo đúng trình tự, quy định của pháp luật, an ninh trật tự được đảm bảo.
Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên phạt Nguyễn Văn Túc 13 năm tù giam về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, theo Khoản 1, Điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999; phạt quản chế bị cáo 5 năm tại địa phương nơi bị cáo cư trú trước khi phạm tội kể từ khi chấp hành xong hình phạt tù.


Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Tại sao nói: Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam?

Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, đặc biệt căn cứ vào tài liệu của Nhà nước phong kiến Việt Nam (Châu bản Triều Nguyễn), Việt Nam là nước đầu tiên thực thi chủ quyền một cách Hòa bình trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Điều này, còn thể hiện trên cả những dấu tích văn hóa Lễ khao Lề thế mà chúng ta đã biết.
          Do đó, những tuyên bố ngoại giao: "Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và lịch sử khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của mình đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" là hoàn toàn có cơ sở. Đồng thời, cũng khẳng định rằng "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam"
          Về quá trình thực thi chủ quyền với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Nhà nước phong kiên, theo sách "100 câu hỏi đáp về biển đảo dành cho tuổi trẻ Việt Nam" của Ban Tuyên giá Trung ương, Nhà nước phong kiến Việt Nam suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:
        Nhà nước Đại Việt thời chúa Nguyễn: Chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý chứng minh việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, đó là sự ra đời và hoạt động thường xuyên, liên tục của đội Hoàng Sa, một tổ chức do nhà nước lập ra để đi quản lý, bảo vệ, khai thác hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, về sau lập thêm đội Bắc Hải do đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh của 7 đời chúa, từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy.
          Nhà nước Đại Việt thời Tây Sơn: Trong thời gian từ 1771 đến năm 1801, gần như lúc nào cũng có chiến tranh, trên đất liền cũng như ngoài Biển Đông. Tuy nhiên, các lực lượng của Chúa Nguyễn, Chúa Trịnh, Tây Sơn đã làm chủ được từng khu vực lãnh thổ thuộc phạm vi quản lý của mình.
Từ năm 1773, Tây Sơn chiếm được cảng Quy Nhơn, tiến về phía Quảng Nam, kiểm soát đến Bình Sơn, Quảng Ngãi, nơi có cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré, căn cứ xuất phát của Đội Hoàng Sa.
          Năm 1775, Phường Cù Lao Ré thuộc xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi đã nộp đơn xin cho phép đội Hoàng Sa và đội Quế Hương hoạt động trở lại theo thông lệ.
          Năm 1778, Nguyễn Nhạc xưng Hoàng đế, chính quyền Tây Sơn được củng cố một cách hoàn chỉnh và năm 1786, đã ra quyết định sai phái Hội Đức hầu, cai đội Hoàng Sa, chỉ huy 4 chiếc thuyền câu vượt biển ra Hoàng Sa làm nhiệm vụ như cũ. Ngoài ra còn có các đội Quế Hương, Đại Mạo, Hải Ba cũng được giao nhiệm vụ hoạt động trong Biển Đông.
          Nhà nước Việt Nam thời nhà Nguyễn tiếp tục sử dụng đội Hoàng Sa, đội Bắc Hải làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa: Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, thống nhất đất nước, tuy bận việc nội trị, vẫn tiếp tục quan tâm đến việc bảo vệ, quản lý và khai thác khu vực hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
          Tháng 7 năm 1803, vua Gia Long cho lập lại đội Hoàng Sa: Lấy cai cơ Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa (theo Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ, quyển 12).
            Tháng giêng năm Ất Hợi (1815) vua Gia Long quyết định: “sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa xem xét đo đạc thủy trình”… (Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ, q.50, tờ 6a).
Sang đời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân thực hiện…
          Năm 1833, 1834, 1836, Minh Mạng đã chỉ thị cho Bộ Công phái người ra Hoàng Sa để dựng bia chủ quyền, đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ… mỗi thuyền vãng thám Hoàng Sa phải đem theo 10 tấm bài gỗ dài 4, 5 thước, rộng 5 tấc, “Vua Minh Mạng đã chuẩn y lời tâu của Bộ Công sai suất đội thủy quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền đi, đem theo 10 cái bài gỗ dựng làm dấu mốc…”
          Như vậy, suốt từ thời chúa Nguyễn đến thời nhà Nguyễn, đội Hoàng Sa, kiêm quản đội Bắc Hải, đã đi làm nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Những hoạt động này đã được các văn bản nhà nước ghi nhận, như: châu bản của triều đình nhà Nguyễn, các văn bản của chính quyền địa phương như tờ lệnh, tờ tư, bằng cấp,… hiện đang được lưu trữ tại các Cơ quan lưu trữ nhà nước.

          Trong giai đoạn lịch sử này, có một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập đến khi chứng minh nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối với hai quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ. Thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Thừa tuyên Quảng Nam hay Quảng Nghĩa (Ngãi), lúc là phủ khi thì trấn: “Bãi Cát vàng trong phủ Quảng Nghĩa” (Toản tập Thiên nam tứ chí lộ đồ thư); “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa (thuộc dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh” (Phủ biên tạp lục của Lê Quí Đôn); sang thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa đổi thành phủ Hòa Nghĩa. Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Cảnh giác với luận điệu chụp mũ, xuyên tạc chống phá qua các sự kiện xã hội gần đây.


Trong quá trình vận động và phát triển xã hội, cơ bản xã hội đều đi theo chiều tích cực, phát triển, tuy nhiên không tránh khỏi số ít những hiện tượng xã hội lệch lạc, tiêu cực. Vấn đề là ở chỗ chúng ta nên xem xét, nhìn nhận, đối xử với chúng như thế nào cho đúng, tránh bị kẻ địch lợi dụng.
Việc thiếu tướng nguyên Cục trưởng Cục Phòng chống tệ nạn công nghệ cao bị bắt vì tội đánh bạc. Trên các trang mạng xã hội, nhất là các trang ngoài nước, các luận điệu ra rả nói về cán bộ lực lượng công an từ trên xuống dưới mục nát, ăn chơi sa đọa, uống rượu, đánh bạc, còn thời gian đâu chăm lo cho dân... Mỗi người chúng ta khi tiếp cận thông tin này nên để ý tìm hiểu kỹ để hiểu sựu việc cho đúng, đặc biệt trước khi có lời nhận xét, đánh giá. Việc nói cán bộ công an đánh bạc là không đúng. Trong lệnh khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Thanh Hóa, Bộ Công an đề nghị điều tra về hành vi đồng phạm tổ chức đánh bạc. Như vậy ông Hóa chỉ đồng phạm tổ chức đánh bạc chứ bản thân ông không đánh bạc. Vụ việc vẫn còn đang được điều tra làm rõ, vậy nhưng các luận điệu vu cáo đều cố tình sửa chữa thông tin để làm cho người đọc hiểu sai đi rằng các cán bộ công an đều đánh bạc, ăn chơi sa đọa, cuối cùng nhằm mục đích nói xấu, bôi nhọ Đảng, chế độ.



Đến như việc xe cứu hỏa của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy Hà Nội đi vào đường ngược chiều gây va chạm với xe khách làm 1 chiến sỹ hi sinh. Các thế lực thù địch cũng cố tình nói làm cho nhân dân hiểu sai sự thật, cố tình cắt xén thông tin về xe cứu hỏa đã có những biện pháp báo động rất mạnh khi đi như đã có còi ủ, loa thông báo thì mới vào đường ngược chiều. Chúng định hướng cho nhân dân hiểu rằng lực lượng công an muốn làm gì thì làm, kể cả đi vào đường cấm, mặc dù các đồng chí cảnh sát phòng cháy cũng đang phải bất chấp nguy hiểm, đi thực hiện nhiệm vụ ứng cứu, đảm bảo sự anh lành cho nhân dân.
Những thủ đoạn của các thế lực thù địch là rất tinh vi, thâm độc, chúng ta hãy đề cao cảnh giác, có cách nhìn nhận đúng đắn khi tiếp cận các thông tin ngày càng tràn lan trên mạng.

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2018

4 lý do Nga không đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên ở Anh

Bất chấp các cáo buộc từ Anh và các nước phương Tây, Nga được cho là không có động cơ cũng như ý định để tiến hành vụ đầu độc cựu điệp viên Sergei Skripal và con gái ông hồi đầu tháng 3 vừa qua.

Israel phát hiện bí mật giật mình vụ đầu độc Sergei Skripal

Tình báo Israel phát hiện hơn 20 nước có thể sản xuất được chất độc Novichok đã được sử dụng trong vụ đầu độc điệp viên hai mang Nga-Anh Sergei Skripal.

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2018

Làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Pháp Emmanuel Macron, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm chính thức Cộng hòa Pháp từ ngày 25 đến 27-3, chuyến thăm Pháp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng góp phần làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác chiến lược giữa hai nước.

Chủ Nhật, 25 tháng 3, 2018

Nhận diện một âm mưu của kẻ địch


Nhân dân Việt Nam luôn có lòng yêu nước nồng nàn, trải qua hàng nghìn năm lịch sử đã trải qua rất nhiều cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. Lòng yêu nước đó luôn thấm đẫm trong huyết quản mỗi người dân nước Việt. Mỗi khi tổ quốc có nguy cơ bị xâm lăng là nhân dân ta lại cố kết lại với nhau và lòng yêu nước trong mỗi người lại được thổi bùng lên dữ dội tạo nên sức mạnh vô biên dẹp tan mọi quân xâm lược. Tuy nhiên, mỗi khi đất nước hòa bình, các triều đại phong kiến đều có chính sách hỏa hảo bang giao rất thân thiện với các nước láng giềng. Việc giữ hòa khí với nước láng giềng vừa đảm bảo hòa bình giữa hai nước vừa để cùng nhau phát triển kinh tế. Ngày nay cũng vậy, sau gần 40 năm kết thúc chiến tranh biên giới 1979, Đảng, nhân dân Việt Nam và Trung Quốc lại cùng hợp tác phát triển kinh tế, cùng nhau giữ gìn môi trường hòa bình, tất nhiên còn có lúc chưa thống nhất quan điểm về một số vấn đề nhưng xu thế hợp tác vẫn là chủ đạo.
Thế nhưng các thế lực thù địch luôn lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân ta để kích động,
 lôi kéo nhân dân, mong muốn nước ta sa lầy vào các mâu thuẫn và mục đích cuối cùng là phá vỡ môi trường hòa bình, đi đến xung đột vũ trang hoặc chiến tranh. Cụ thể như vụ giàn khoan HD-981, nhiều đối tượng đã kích động, xúi giục biểu tình phi pháp, đòi dùng vũ lực để giải quyết vẫn đề, đổ lỗi cho Đảng, Chính phủ thiếu cứng rắn, thiếu kiên quyết, không chịu dùng giải pháp mạnh để đuổi giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế. Bọn chúng lý luận rằng chỉ cần một quả bom hay một quả mìn sẽ thổi bay giàn khoan. Thế nhưng chúng không hề nói đến hậu quả khôn lường, khủng khiếp của quả bom, trái mìn đó tác động thế nào với quan hệ hai nước và hình ảnh của đất nước trên trường quốc tế, có khi sẽ là chiến tranh. Rồi đến sự cố môi trường Formosa, các đối tượng lại lôi kéo nhân dân, đòi chính phủ đuổi ngay doanh nghiệp này ra khỏi đất nước, kích động một bộ phận công nhân đập phá các máy móc công xưởng của các doanh nghiệp nước ngoài. Bọn chúng đâu biết rằng đuổi, đập thì dễ lắm nhưng mời, xây mới là khó. Chúng ta phải vừa bảo vệ vừa xây dựng chứ nói đuổi là đuổi được đâu, đuổi thì các nhà đầu tư khác nào dám đến nước ta nữa. Thực chất của việc đuổi, đập theo luận điệu của kẻ địch không phải là bảo vệ tổ quốc mà là phá hoại đất nước, là bán nước chứ yêu nước gì đâu.

 Ảnh: Công nhân Bình Dương phá hàng rào nhà máy Trung quốc do bị kích động sau sự cố Formosa

Như vậy, bề ngoài, các thế lực thù địch luôn thể hiện yêu nước nhưng bản chất bên trong luôn là kích động, xúi giục, gây lục đục rối ren trong xã hội, đẩy cao mâu thuẫn giữa nhân dân hai nước, nhằm đục nước béo cò, kiếm lợi về chính trị. Mỗi con người Việt Nam với lòng yêu nước luôn dâng đầy nhưng hãy cảnh giác cao độ với những trò lừa đảo tinh vi này của các thế lực thù địch.


Thứ Năm, 22 tháng 3, 2018

Tư tưởng của Bác Hồ về đại đoàn kết toàn dân tộc

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh có một niềm tin tuyệt đối vào trí tuệ và sức mạnh to lớn của toàn dân tộc Việt Nam. Người đã xây dựng khối đoàn kết toàn dân vững chắc chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược, giành tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước hoan nghênh cách xử lý của ngành Công an

Khoai@

Đề cập đến việc ngành Công an thể hiện quyết tâm làm trong sạch nội bộ bằng việc công khai, minh bạch xử lý cán bộ từng giữ chức vụ cao, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, nguyên Tư lệnh Quân khu IV hoan nghênh cách xử lý công khai, minh bạch nhằm làm trong sạch nội bộ, mà điển hình là vụ đại án cờ bạc, trong đó có Thiếu tướng Nguyễn Thanh Hóa.

Đại tá CSGT nhận định về vụ xe khách đâm xe cứu hỏa trên cao tốc

VOV.VN - Đại tá Trần Sơn cho rằng, vụ tai nạn đã có dấu hiệu tội phạm nên cần thiết phải khởi tố vụ án để điều tra
Chiều 21/3, Đại tá Trần Sơn – nguyên Phó phòng hướng dẫn luật, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Cục Cảnh sát Giao thông – C67- Bộ Công an) cho VOV.VN biết về quan điểm vụ xe khách đâm xe cứu hỏa xảy ra trên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ chiều 18/3.

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2018

CHỈ LÀ NHỮNG BÓNG MA

Cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã đạt được những thắng lợi bước đầu làm nức lòng người dân cả nước. Những thắng lợi mang tính đột phá đó đã tạo đà, tạo thế cho đấu tranh phòng chống tham nhũng ở nước ta và thực sự trở thành một phong trào, một xu thế không thể đảo ngược với sự tham gia của toàn xã hội.
Vậy mà không ít các đài, báo phản động, nhất là các trang blogspot trong những ngày qua lại lớn tiếng cho rằng đây là sự “thanh trừng nội bộ”, là việc “đánh hội đồng nghi can” giữa các phe phái trong Đảng. Mục đích của tác giả những bài viết này nhằm cố tình bóp méo sự thật, xuyên tạc tình hình chính trị - xã hội ở Việt Nam, bôi nhọ và hạ thấp uy tín của Đảng, thúc đẩy “tự diễn biến” trong nội bộ Đảng, chia rẽ Đảng với nhân đân. Song dù có dùng những luận diệu nham hiểm và lời lẽ hoa mỹ đến đâu thì sự thật vẫn là sự thật. Những vụ việc tham nhũng của bất cứ tập thể, cá nhân nào, cho dù có địa vị xã hội cao hay thấp đều lần lượt được đưa ra ánh sáng và xử lý nghiêm minh, đúng người, đúng tội, pháp luật.

Thiết nghĩ, những “người hùng” đang cố tỏ ra có “lòng yêu nước” dám công khai kêu gọi sự “đoàn kết” để “đấu tranh cho một nền hòa bình công chính” như họ đã thể hiện trên các trang “Tiếng dân”;“Dân làm báo”;“Bảo vệ Tổ quốc.blogspot.com”... chẳng qua chỉ là những bóng ma hiện hồn, dẫu có muốn cũng không thể quay ngược bánh xe lịch sử./. 

Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Thảm sát Gạc Ma: Lịch sử không ai có thể xóa

Ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã nổ súng cưỡng chiếm Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. 64 người lính đã kiên cường chống chọi lại sự hung hăng, khát máu, tàn ác của quân thù, thâm độc hơn chúng còn không cho phép các tàu của lực lượng chữ thập đỏ ra cứu các nạn nhân, cho dù đây luôn là thông lệ quốc tế trong chiến tranh. Chính vì yếu thế, sức mỏng, lực cạn các anh đã ngã xuống mang dòng máu anh hùng hòa vào với biển Đông. Ngày hôm nay của 30 năm sau, máu thịt các anh vẫn nằm rải rác đâu đó để khẳng định về một lịch sử không ai có thể xóa nhòa.

Chủ Nhật, 11 tháng 3, 2018

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG DIỄN BIẾN HÒA BÌNH CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH TRÊN LĨNH VỰC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VỀ “QUÂN ĐỘI LÀM KINH TẾ HAY KHÔNG LÀM KINH TẾ”

Thực hiện ý đồ chuyển hóa chế độ chính trị ở Việt Nam, ngoài các thủ đoạn chống phá về chính trị tư tưởng văn hóa, kinh tế, lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền, tôn giáo, dân tộc.. các thế lực thù địch còn tìm cách thực hiện “Diễn biến hòa bình” đối với lực lượng vũ trang. Trong thời gian qua, lợi dụng vào vấn đề “Quân đội làm kinh tế hay không làm kinh tế” chúng đã tổ chức tuyên truyền xuyên tạc, bôi xấu Quân đội ta trên các trang mạng nhằm mục đích đánh vào tư tưởng của cán bộ, chiến sĩ những nhận thức lệch lạc không đúng về bản chất của quân đội trong giai đoạn hiện nay.