Cách mạng màu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng loạt quốc gia rơi
vào khủng hoảng chính trị. Những biểu hiện của nó cũng đang manh nha ở Việt
Nam.Từ những năm cuối thế
kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, khái niệm cách mạng màu xuất hiện và bắt đầu được nhắc
tới nhiều. Nhiều quốc gia ở Đông Âu thuộc Liên Xô (cũ) hay ở các quốc gia ở
Trung Đông và Bắc Phi rơi vào tình trạng bất ổn chính trị và hệ quả của nó vẫn
kéo dài đến tận bây giờ.
Cách mạng màu là những
cuộc lật đổ chế độ hiện tại bằng phương thức bất bạo động. Có sự kết hợp giữa
những kẻ chủ mưu bên trong với các thế lực thù địch bên ngoài. Những kẻ chủ mưu
giương cao ngọn cờ dân chủ, lôi kéo người dân tham gia vào các cuộc biểu tình,
tuần hành khiến cho các hoạt động của đời sống xã hội bị tê liệt. Chính phủ mất
dần kiểm soát xã hội. Khi những cuộc tuần hành hay biểu tình tác động xấu
đến đời sống xã hội và sự điều hành của chính phủ ở một mức độ nào đó sẽ xuất
hiện các thế lực bên ngoài thông qua các tổ chức phi chính phủ thậm chí là chính
phủ của một quốc gia khác lên tiếng ủng hộ người biểu tình. Từ đây xung đột
giữa người dân và chính phủ càng được đẩy lên và gây ra hậu quả rất nặng
nề".
Trên thực tế, mọi kịch
bản của cách mạng màu đều gần như nhau. Những kẻ lợi dụng tự do, dân chủ khoét
sâu vào những mâu thuẫn xã hội. Nó có thể là mâu thuẫn về lợi ích, mâu thuẫn về
sắc tộc. Nó có thể là do hoàn cảnh kinh tế khó khăn dẫn đến khủng hoảng. Người
dân mất dần niềm tin vào chính quyền. Tất cả những điều đó có thể chỉ là manh
nha, chưa đến mức tạo ra xung đột nhưng nếu nó bị kích động sẽ dẫn đến những
hậu quả vô cùng tai hại.
Từ thực tế từ các cuộc
cách mạng màu ở một số quốc gia Đông Âu và Trung Đông, Bắc Phi trong thời gian
qua, câu hỏi đặt ra là: Việt Nam chúng ta có phải đối diện với nguy cơ xảy ra
cách mạng màu hay không? Theo các chuyên gia phân tích, cách mạng màu là một
trong những thủ đoạn vô cùng nguy hiểm nằm trong âm mưu “Diễn biến hòa bình” mà
các thế lực thù địch đã và đang thực hiện.
Vì vậy, Việt Nam là
một trong những mục tiêu mà chúng sẽ tấn công. Các vụ việc trong nhiều năm qua
cho thấy rằng các thế lực thù địch luôn không ngừng sử dụng chiến lược diễn
biến hòa bình nhằm xóa bỏ chế độ XHCN ở Việt Nam. Những biểu hiện của cái gọi
là cách mạng màu vì thế cũng đã manh nha xuất hiện ở Việt Nam. Đó chính là các
cuộc tụ tập đông người dưới nhiều lý do, trong đó có cả những cuộc tụ tập đập
phá gây bất ổn xã hội.
Ai đứng đằng sau những
cuộc tụ tập đông người này? Liệu tất cả những người xuống đường để bảo vệ môi
trường, để bảo vệ cây, để phản đối luật đặc khu đều là những người muốn đem
chính kiến của mình góp ý vào các chính sách của chính quyền? Liệu tất cả các
hành động đập phá có phải là do bộc phát? Hay tất cả những hành động phạm pháp
đó đều có bàn tay sắp đặt, kích động, giật giây thậm chí còn tung tiền để lôi
kéo tụ tập? Bài học ở nhiều quốc gia trên thế giới đã cho thấy, nếu những mâu
thuẫn xã hội ngày càng bị khoét sâu mà không có giải pháp nào giải quyết thì
việc thổi bùng lên một ngọn lửa phản kháng là điều dễ xảy ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét