Thứ Ba, 1 tháng 12, 2020

 

CẢNH GIÁC VỚI ÂM MƯU THỦ ĐOẠN CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH BÔI NHỌ SỰ NGHIỆP GIÁO DỤC CỦA ĐẤT NƯỚC

 

Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội xuất hiện một số thông tin sai lệch của các thế lực phản động lợi dụng một số thiếu sót, hạn chế trong thực hiện đề án đổi mới sách giáo khoa để phủ nhận những kết quả, tô đen khuyết điểm, vu cáo lợi ích nhóm, tạo tâm lý bức xúc trong quần chúng nhân dân. Đây là những luận điệu lợi dụng vào sự thiếu hiểu biết của một số ít người dân để gây mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, đối với sự nghiệp giáo dục nước nhà, cần phải lên án và loại bỏ.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giáo dục, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và cuộc đời đấu tranh vĩ đại của mình, Người luôn coi “con người” là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng. “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mượn câu nói trên để chỉ ra tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục. Qua những bức thư Bác gửi giáo viên, học sinh, lời dạy của Bác đã thấm sâu vào lớp lớp thế hệ trẻ; là nguồn cổ vũ, gửi gắm trọn niềm tin của Người vào thế hệ trẻ. Những bức thư Bác viết đã trở thành chân lý của thời đại. Bác đã chỉ rõ: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang..., xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa". Người còn nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.

Muốn đưa đất nước thoát khỏi nạn dốt vững mạnh đi lên đòi hỏi phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Sở dĩ phải đặt giáo dục là sự nghiệp toàn dân bởi giáo dục là một hoạt động phức tạp, thường xuyên của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các vùng miền khác nhau, thuộc các độ tuổi khác nhau. Do vậy, để phát triển sự nghiệp giáo dục trong cả nước, nhất thiết phải huy động sức mạnh to lớn của toàn thể nhân dân, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Giáo dục phải trở thành nhiệm vụ chung của nhà nước cũng như tất cả mọi người dân.

Phát huy tư tưởng tốt đẹp của Bác, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta. Tại Điều 36 Hiến pháp 1992, Quốc hội đã quy định: “các đoàn thể nhân dân, trước hết đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Như vậy, khẳng định rằng công tác giáo dục, đào tạo luôn được Đảng, Nhà nước chăm lo, đầu tư thích đáng và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Kiên quyết đấu tranh phản bác các thủ đoạn đó sẽ góp phần vào xây dựng một cộng đồng trách nhiệm đối với việc học tập và cải thiện môi trường xã hội lành mạnh, thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, đa dạng hóa, nâng cao chất lượng giáo dục nước nhà, góp phần quan trọng để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội, phục vụ phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn cách mạng mới./.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét