Nhân quyền là những vấn đề rất quan
trọng trong tiến trình phát triển loài người nói chung và mỗi quốc gia nói
riêng. Lịch sử thế giới cho thấy, khi nào vấn đề nhân quyền được giải quyết tốt
thì xã hội mới có sự ổn định và phát triển; nếu giải quyết không tốt sẽ dẫn đến
mâu thuẫn, xung đột, làm mất ổn định chính trị - xã hội. Nhà nước Việt Nam
thường xuyên quan tâm thực hiện tốt việc bảo đảm nhân quyền, tạo động lực to
lớn góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an
ninh trong những năm vừa qua.
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ phát triển KT-XH 5 năm 2016- 2020 và phương hướng nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội 5 năm 2021 - 2025 của Đại hội XIII, trong mục 4 bài học kinh nghiệm
có xác định: “ Lấy con người là trung tâm của phát triển và được chia sẻ những
thành quả của quá trình phát triển kinh tế. Phát huy giá trị văn hóa con người
Việt Nam và sức mạnh toàn dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ tinh than yêu nước, khát
vọng phát triển và sức mạnh của nhân dân” (trang 81)
Chủ đề Đại hội XIII: Chủ đề chiến lược
là: Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, phát huy mạnh mẽ gia trị văn hóa,
con người Việt Nam và sức mạnh thời đại, huy động mọi nguồn lực, phát triển
nhanh và bền vững trên cơ sở khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển
đổi số; phấn đấu đến năm 2030 là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại,
thu nhập trung bình cao và đén năm 2045 trở thành nước phát triển thu nhạp cao.
Nắm vững và thực hiện tốt vấn đề nhân
quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi cán bộ nói chung, đối với cán
bộ CD-CL hiện nay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét