Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Những quan niệm cơ bản về quyền con người

 


Quyền con người (Human rights) là những giá trị thiêng liêng cao quý kết tinh từ nhiều nền văn hoá, văn minh của các dân tộc trên thế giới

+ Dưới góc độ tôn giáo, đạo đức khái niệm về quyền con người được hiểu không chỉ bắt đầu từ  bản tuyên ngôn thế giới về quyền con người (UDHR, 1948), mà ý thức tư tưởng về quyền con người đã xuát hiện sớm trong lịch sử, nó thuộc nhiều truyền thống văn hoá, tôn giáo khác nhau.

+ Dưới góc độ pháp lý, xét về mặt lịch sử, quyền con người đã được công nhận trong nhiều văn bản pháp lý quan trọng như: Bộ luật Hammủabi (khoảng năm 1700 Tr.CN), Hiến chương MagnaCarta (1215), Bộ luật về các quyền của Anh (1689), Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp (1789) và Hiến pháp của Mỹ năm 1791…, Hiến chương Liên Hiệp quốc 1945 và 3 năm sau đó là UDHR.

+ Trong Tuyên bố Viên và chương trình hành động (1993) định nghĩa “quyền con người và tự do cơ bản là quyền bẩm sinh của mọi người được hưởng; việc thúc đẩy và bảo vệ các quyền đó là trách nhiệm trước tiên của chính phủ”.

+ Tài liệu hỏi đáp về quyền con người của LHQ quan niệm: “Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được bảo đảm thì chúng ta sẽ không thể sống như một con người”

+ Theo văn phòng cao uỷ LHQ về quyền con người (OHCHR) “quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phảm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người.

+ Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người của Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, viết “ quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lý quốc tế”

Các định nghĩa trên mặc dù có điểm khác nhau về nội dung và phương pháp tiếp cận, song đã phản ánh một số đặc điểm chung của khái niệm quyền con người như sau:

Một là, quyền con người là các quyền bẩm sinh thuộc sở hữu vốn có của mọi người, nó gắn liền với hành động công nhận, thừa nhận chứ không phải là ban phát, từ chối hay tước đoạt vô cớ.

Hai là, trung tâm của khái niệm quyền con người là khái niệm về phẩm giá vốn có của mọi thành viên trong gia đình nhân loại.

Ba là, quyền con người là các quyền được áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi người mà không có sự phân biệt nào về chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến, quan điểm, nguồn gốc dân tộc hoặc địa vị xã hội…

Bốn là, quyền con người là các quỳen được bảo đảm minh bạch về pháp lý nhằm giúp các nhân, các nhóm xã hội đạt được nhu cầu, lợi ích một cách độc lập trên các lĩnh vực.

Năm là, quyền con người xác lập nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm của nhà nước và xã hội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét