Thứ Sáu, 1 tháng 10, 2021

Nhân quyền được hiểu như thế nào

 


Quyền con người là các đặc quyền tự nhiên, bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của tất cả mọi người được cộng đồng quốc tế và quốc gia thừa nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm bằng hệ thống pháp luật quốc gia và quốc tế

+ Quyền con người đồng nghĩa với tự do của con người

 Nhân quyền là tổng hợp các quyền tự do của con người. Phản ánh nguyện vọng toàn nhân loại muốn có tất cả điều kiện, tiền đề cho cuộc sống đầy đủ của con người; đó còn là nhân phẩm, giá trị làm người.

Tuyên ngôn toàn thế giới về Nhân quyền (Đại Hội đồng LHQ thông qua ngày10/12/48) công nhận 26 quyền cơ bản của con người gồm 3 nhóm:

* Các quyền dân sự: là những quyền tự do cơ bản của cá nhân như quyền sống, quyền tự do thân thể và quyền không bị xâm phạm cá nhân, quyền bảo vệ danh dự, bí mật cá nhân và gia đình, bí mật về thư tín, trao đổi thông tin, tự do di chuyển chỗ ở, quyền tự do đi lại và cư trú, quyền có quốc tịch và thay đổi quốc tịch, quyền kết hôn và lập gia đình, quyền sở hữu, quyền được xét xử công khai, độc lập và công bằng khi bị ra tòa.

* Các quyền về chính trị: đó là quyền tự do khẳng định nhân cách của mình trong đời sống chính trị; quyền tham gia vào công việc quản lý Nhà nước và đời sống xã hội nói chung. Quyền được bầu cử, ứng cử; quyền được lập hội và gia nhập hội; quyền tự do ngôn luận và phát biểu chính kiến của mình; quyền được thông tin và xuất bản, quyền tự do tín ngưỡng.

* Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: đó là các quyền về sở hữu tài sản, quyền trao đổi, quyền lao động và tự do thể hiện năng lực của mình trong lao động, quyền được bảo vệ về mặt xã hội, được sống đầy đủ, được chăm sóc sức khỏe, được học tập và sử dụng các giá trị văn hóa.

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 dành riêng chương II với 36 điều (từ điều 14 đến điều 49) quy định cụ thể về Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

+ Quyền con người bao gồm quyền tự nhiên và quyền xã hội

+ Là quan hệ giữa cá nhân với nhà nước, con người với quyền lực xã hội

+ Mang tính nhân loại, tính lịch sử và tính giai cấp

+ Là công cụ để tự bảo vệ quyền của mình trước bạo lực, cường quyền

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét