Cuộc chiến chống dịch COVID-19 ở Việt Nam đang bước
vào giai đoạn nhiều khó khăn, thử thách. Các cấp chính quyền, các lực lượng
trực tiếp tham gia phòng chống dịch và mọi tầng lớp nhân dân đang nỗ lực ngày
đêm để kiểm soát dịch bệnh. Thế nhưng, giữa “cuộc chiến” cần sự chung sức, đồng
lòng ấy lại xuất hiện những tổ chức, cá nhân luôn tìm cách xuyên tạc, bôi nhọ
nhằm phá hoại những thành quả phòng chống dịch của đất nước.
Những ngày qua, hình ảnh các chiến sỹ bộ đội, công an…
có mặt ại các tỉnh, thành phố để tham gia đảm bảo công tác phòng chống dịch
COVID - 19; không quản khó khăn, vất vả đi mua thực phẩm, mang đến phát cho
từng hộ dân; tận tình mang từng bình đựng tro cốt người xấu số vì dịch bệnh đến
tận tay thân nhân của họ… điều đó đã một lần nữa tô đẹp thêm hình ảnh Bộ đội cụ
Hồ trong thời bình. Những người lính thời bình luôn sẵn sàng đồng hành và có
mặt để hỗ trợ nhân dân trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Cùng với lực lượng
y bác sỹ, lực lượng quân đội, công an,… đang gồng mình nỗ lực để giúp các địa
phương đẩy lùi dịch bệnh và để đảm bảo cho nhân dân “không ai bị đói, bị rét”, “không ai bị bỏ lại phía sau”.
Thế nhưng, trên không gian mạng, nhiều người vẫn cố
tình bôi nhọ những hình ảnh đẹp ấy và nực cười hơn còn cho rằng việc quay phim,
chụp ảnh những người lính cầm từng bao gạo đến nhà dân chỉ để làm “màu”. Thậm
chí, chỉ ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính có Chỉ thị tăng cường
các lực lượng tham gia phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh và
các tỉnh, thành phía Nam, ngay lập tức trên các trang mạng xã hội đã xuất hiện
những bài viết xuyên tạc cho rằng: Quân đội là phải canh gác bảo vệ biên giới;
rằng đối diện với công an, quân đội là dân chứ có phải là giặc đâu mà cầm súng
giương nòng lên; rằng cho quân đội vào là để trấn áp dân ra đường”(!?)… Đây
thật sự là những luận điệu xuyên tạc của những người đang cố tình hiểu sai chủ
trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, vin vào đó để phá hoại công cuộc phòng,
chống dịch của đất nước.
Tráo trở hơn, tổ chức khủng bố Việt Tân còn cắt
gắp nhiều hình ảnh xe bọc thép tung lên mạng để xuyên tạc rằng: “Hà Nội huy
động lực lượng quân đội vào Sài Gòn để dẹp loạn nếu dân đói làm loạn… Quân đội
sẽ đàn áp nếu dân đói xuống đường biểu tình, đòi quan chức mở kho lương. Quân
đội hiện diện khắp đường phố Sài Gòn là để răn đe dân chứ không phải chống
dịch!”. Những thế lực này cố tình không hiểu rằng, khi dịch bệnhTrước diễn biến phức tạp của
dịch COVID-19 tại các tỉnh phía Nam, đặc biệt là tại TP Hồ Chí Minh, Chính phủ
quyết định việc thực hiện giãn cách ở mức độ cao hơn ở các địa phương này. Nhân
việc này, một số trang như: RFA, RFI, BBC, hệ thống truyền thông hải ngoại,
phản động đã đăng các bài viết với nội dung lên án, phê phán cách thức, biện
pháp phòng, chống dịch.
Các thế lực này xuyên tạc rằng, việc thực hiện siết
chặt giãn cách ở TP Hồ Chí Minh là “biện pháp sai lầm, phi khoa học”, cho rằng
quyết định này sẽ là thảm họa; không thể coi “chống dịch như chống giặc”, virus
nó vô hình lan truyền trong không khí, việc chốt chặt, lập hàng rào thép gai,
nhốt dân… làm sao ngăn chặn được virus mà “để tra tấn dân”, từ đó vu cáo cách
làm này “chỉ làm dịch lan rộng, dân chưa chết vì dịch bệnh thì đã chết vì đói”.
Trái với luận điệu trên, thực chất, việc áp dụng giãn
cách xã hội là một trong những giải pháp hữu hiệụ để ngăn chặn sự lây lan của
dịch bệnh được hầu hết các nước trên thế giới áp dụng. Thực tế 3 đợt dịch trước
ở Việt Nam đã chứng minh, thực hiện thông điệp 5K, áp dụng giãn cách xã hội vẫn
là giải pháp chủ đạo để ngăn chặn sự lây lan bệnh, cùng với nỗ lực tiêm phòng
vaccine. Đây là cách thức khoa học, đúng đắn đã được các cấp chính quyền quyết
liệt thực hiện, được nhân dân đồng tình ủng hộ, qua đó đã hạn chế sự lây lan
của dịch bệnh. Nhiều nước trên thế giới cũng áp dụng quyết liệt phương pháp này
và đã thành công ở từng mức độ cụ thể, cùng với việc tăng cường tiêm chủng
vaccine.
Trước diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường,
số ca lây nhiễm tiếp tục tăng lên mỗi ngày với con số hàng nghìn, nếu không quyết
tâm siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch thì hậu quả sẽ thật khó lường. Sự
có mặt của quân đội, công an đã và sẽ góp phần nâng cao tính kỷ luật trong chống
dịch, người dân sẽ tuân thủ và chấp hành tốt hơn. Bằng kinh nghiệm dày dặn của
mình, chắc chắn lực lượng quân đội sẽ cùng các lực lượng khác bảo đảm an ninh
trật tự, an toàn xã hội, điều tiết và cung cấp lương thực, thực phẩm để người
dân an tâm chống dịch, để các địa phương sớm khống chế dịch bệnh, đưa cuộc sống
trở lại bình thường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét