Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam, dưới ngọn cờ của Đảng, trong thời đại ngày nay. Đó cũng chính là lôgíc phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng, làm nên cốt cách Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam và vị thế Việt Nam trước thế giới. Nhận thức và hành động theo sự lựa chọn và theo hệ giá trị đó, từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, giành được những thắng lợi vĩ đại: thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đưa nước ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do; thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống xâm lược mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ vững chắc Tổ quốc.
Qua hơn 75 năm giành, giữ độc lập dân tộc,
xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, đặc biệt 35 năm đổi mới, với hệ
giá trị đó, Đảng ta xứng đáng tiêu biểu cho bản lĩnh Việt Nam trong việc giữ
vững định hướng xã hội chủ nghĩa. Tỏ rõ tính độc lập tự chủ trong đường lối,
chính sách đối nội và đối ngoại, đưa nước ta từ một xứ thuộc địa, nửa phong
kiến trở thành một quốc gia độc lập, tự do, phát triển theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ trở thành người chủ đất nước, làm chủ
xã hội. Đất nước ta ra khỏi tình trạng đói nghèo, kém phát triển, đang đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; có quan hệ đối ngoại ngày càng
rộng mở, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Qua 35 năm tiến hành công
cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội”, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý
nghĩa lịch sử. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy
tín quốc tế như ngày nay. Đó là sự khẳng định về tính đúng đắn tuyệt đối của
Đảng và Nhân dân ta lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội.
Như vậy, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
với Việt Nam không chỉ là mục
tiêu, là nhu
cầu, là cương
lĩnh hành động, là ngọn
cờ hiệu triệu, mà còn là động lực, là niềm tin sắt son của dân tộc Việt Nam ta.
Độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội là sự gắn kết hai sức mạnh thành một
sức bật mới; là cội nguồn thắng lợi của cách mạng Việt Nam hôm qua, hôm nay và
mai sau.
Đã qua hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, thiên
niên kỷ thứ ba của một thế giới đầy biến động, cũng đồng thời mở ra một kỷ
nguyên hội nhập, đua tranh gay gắt của cộng đồng quốc tế. Thế giới đã chứng
kiến bao cảnh đau thương của nhiều dân tộc ở châu Phi, ở Trung Đông, dù đã
giành được độc lập nhưng đất nước bị hoang tàn bởi các xung đột chia rẽ nội bộ
và sự can thiệp từ bên ngoài. Ngay một số nước dù có độc lập dân tộc nhưng việc
tranh giành giữa các lực lượng chính trị trong nước làm cho tình hình luôn nóng
bỏng, cuộc sống của nhân dân không được bình yên. Vậy nên, dù thời cuộc biến
đổi xoay vần ra sao, dù phải đối mặt với xu thế toàn cầu hóa, với tất cả mặt
tích cực và tiêu cực, bất trắc; dù cho ai đó bị lóa mắt bởi những bộ áo cánh
sặc sỡ của chủ nghĩa tư bản thì hệ
giá trị độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, trong ý thức và
trong hành động vẫn là mục tiêu, lý tưởng, là quốc bảo phù hợp xu thế thời đại.
Mãi giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp
đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đưa đất nước ta sánh vai cùng
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiếp tục giành thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh
Trả lờiXóa