Trong thời gian qua, lợi dụng tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp, các thế lực thù địch và phần tử xấu đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền
các quan điểm sai trái thù địch và thông tin xấu trên không gian mạng với nhiều
âm mưu, thủ đoạn hết sức tinh vi, nham hiểm, xảo quyệt.
Bên cạnh những lợi ích mà Internet mang lại, đây cũng là môi trường
thuận lợi để các thế lực thù địch lợi dụng hoạt động chống phá Việt Nam. Kẻ thù
đã triệt để lợi dụng “thế” không bị ngăn cách bởi không gian địa lý để tăng
tính cập nhật, diện phủ sóng các thông tin tuyên truyền sai trái, thù địch nhằm
vào các tầng lớp xã hội. Trong đó, thanh niên, học sinh, sinh viên là những mục
tiêu được chúng ưu tiên lựa chọn để tác động.
Về hình thức, chúng thành lập các nhóm, hội,
fanpage… làm cơ quan ngôn luận, công khai hóa tổ chức, vận động người dân, dụ
dỗ các đối tượng bị phạt tù chính trị, các nhà báo, nhà văn, đảng viên thoái
hóa biến chất, cán bộ vi phạm kỷ luật bị mất quyền lợi để viết bài tung lên
mạng xã hội, phát tán rộng rãi các tài liệu, văn hóa phẩm có nội dung chính trị
xấu, phản động. Chúng triệt để lợi dụng các báo điện tử, blog cá nhân làm
“nóng” các vấn đề của đất nước … từ đó đổi trắng thay đen, tạo bức xúc, nghi
ngờ, bất bình trong công chúng, kích động gây rối, chống đối chính quyền địa
phương, nhằm gây tác động xấu đến tư tưởng, tâm lý người đọc.
Khi các thiết bị công nghệ, nhất là điện thoại thông
minh có chức năng kết nối 4G, wifi trở thành “vật bất ly thân” của mỗi người,
những kẻ chống phá đất nước triệt để lợi dụng bằng các chiêu trò tạo dựng, phát
tán các thông tin, hình ảnh giả tạo, sai lệch, biến có thành không, biến không
thành có, thật giả lẫn lộn, từ đó lôi kéo, hướng dư luận theo quan điểm sai
trái, thù địch. Hành vi xâm phạm an ninh quốc gia trên không gian mạng của các
thế lực thù địch ngày càng tinh vi, xảo quyệt. Các đối tượng này đã lập và sử dụng
hàng ngàn website, blog, diễn đàn trực tuyến… để thực hiện việc tuyên truyền chống
phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Thủ đoạn chủ yếu là giả mạo, cắt xén, ngụy tạo bằng
chứng để vu cáo; sử dụng thông tin cũ với những luận điệu mới; lợi dụng những vấn
đề chính trị, thời sự để tung tin thất thiệt, tạo dư luận xấu; từ các vụ việc
tiêu cực, tham nhũng để quy chụp do đường lối của Đảng, Nhà nước và chế độ. Các
đối tượng đặt tên trang mạng, blog và đặt các tiêu đề, tên bài với ngôn từ giật
gân, kích thích tính tò mò của người đọc, người xem, đăng tải tin, bài viết,
video clip có nội dung phản động, thật giả lẫn lộn. Vì vậy, mỗi cán bộ và quần
chúng nhân dân cần cảnh giác, tỉnh táo khi tiếp nhận những luồng
thông tin xấu độc trên. Tuyệt đối không nghe, không tin, không bàn luận, không
chia sẻ các loại thông tin xấu độc, bịa đặt này./.
Để ngăn chặn các thông tin xuyên tạc, bịa đặt, chống đối chính quyền trên các trang MXH; thì các lực lượng chức năng cần chủ động phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
Trả lờiXóa