Mà nói thẳng ra, đây không phải là lần đầu tiên “ông” đưa ra những đánh giá thiếu khách quan, định kiến dựa trên những thông tin sai sự thật về Việt Nam.

Phòng chống “Tự diễn biến, tự chuyển hoá”: “Thầy bói xem voi”
Ảnh minh họa / tuyengiao.vn 

Hẳn là, "ông thầy bói” có cái nhìn phiến diện, chủ quan không biết rằng internet đã trở thành công cụ rất quen thuộc đối với phần lớn người dân Việt Nam và chính internet đã góp phần làm thay đổi cuộc sống, công việc của những người từ nông dân, công nhân đến học sinh, sinh viên, kỹ sư, bác sĩ đều có thể tìm được những thông tin hữu ích từ internet. Không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam được đánh giá là 1 trong 20 nước có tỷ lệ sử dụng internet nhiều nhất thế giới với hơn 68 triệu người dùng (chiếm gần 70% dân số). Khoảng 94% người dùng Việt Nam sử dụng internet thường xuyên với thời gian sử dụng trung bình lên tới 6 tiếng mỗi ngày. Chính những thực tế nỗ lực thúc đẩy và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam được các nước, tổ chức quốc tế đánh giá cao tại Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc qua các chu kỳ.

Vậy nên, có đôi lời khuyên nhủ mấy “thầy” là khi xem xét vấn đề gì cũng phải có cái nhìn toàn diện, khách quan, thấu đáo, đừng như kiểu “thầy bói xem voi” để thiên hạ cười cho.