Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

ĐẠI TƯỚNG VỀ LẠI ĐIỆN BIÊN Đại tá, nhà báo- nhiếp ảnh Trần Hồng vừa công bố hơn 100 bức ảnh và kể lại câu chuyện cách đây 18 năm đi theo phục vụ và chụp ảnh chuyến về thăm Cao Bằng và Điện Biên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhân kỷ niệm 68 năm chiến thắng Điện Biên phủ, mời các bạn tham khảo hồi ức của nhà báo-nhiếp ảnh Trần Hồng: * Tháng 4/2004 Đại tướng về thăm lại Khu di tích quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo - Nơi ra đời của Quân đội NDVN thuộc địa bàn 2 xã Tam Kim, Hoa Thám (huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng) và tiếp đó là chuyến thăm lại Điện Biên Phủ- nơi in dấu chiến công “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” - Trở lại chiến trường xưa, Đại tướng lúc đó ở tuổi 93 nhưng hình như lại trẻ ra, khỏe lại. Tại Khu di tích Mường Phăng - từng là Chỉ huy sở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và cán bộ, chiến sĩ Điện Biên. ông đã xuống tận căn hầm đơn sơ năm xưa. Tại đây, ông đã cầm bút dõi theo tấm bản đồ chiến dịch Điện Biên Phủ như cách đây 40 năm trước; ông đã vạch ra các phương án cho bộ đội ta kéo pháo vào, kéo pháo ra, vây, lấn, tấn, diệt… - Bên căn hầm của Tướng de Castries, ĐT Võ Nguyên Giáp đã đi bước dài đầy hào sảng, khuôn mặt rạng rỡ, ánh mắt tinh anh gợi nhớ niềm vui bất tận của buổi chiều ngày 7/5/1954 lá cờ Quyết chiến Quyết thắng được bộ đội ta phất tung bay trên nóc hầm. - Trong thời khắc vui mừng chiến thắng với nhiều cán bộ chiến sĩ năm ấy, khi báo công với Đại tướng, sau khi nghe ông có hỏi: “Phía bên kia (quân Pháp-NST), bao nhiêu binh lính chết và bị thương? Các chú nên chăm lo cho họ”. - Phải là người có tấm lòng nhân văn cao cả lắm mới có được sự bao dung để hỏi han, chia sẻ với những mất mát của bên thua trận. Tất nhiên, vị Đại tướng đầu bạc đầy chất nhân văn ấy không bao giờ quên những người lính của ông đã ngã xuống vì sự nghiệp giải phóng đât nước, vì nền độc lập của dân tộc. Ông không hề quản ngại đến các nghĩa trang thắp hương cho hương linh những người đồng đội đã hy sinh. Ở những nơi đó, tôi (nhà báo Trần Hồng-NST) thấy ông mang nét trầm buồn. Chiến thắng nào cũng phải đổi bằng mồ hôi, xương máu - Đó là lẽ tất nhiên. Mọi người đều hiểu và chấp nhận điều đó. Nhưng đối với Đại tướng, một người lính ngã xuống là một nỗi đau đè nặng lên ông” - Được biết qua những người phục vụ Đại tướng trong những năm 1968 - 1972, đặc biệt là 81 ngày đêm ở chiến trường Quảng Trị (năm 1972) kể lại: “Sáng sớm nào cũng phải thay áo gối cho Đại tướng vì tối nào Đại tướng cũng khóc. Đại tướng đau lòng lắm”. *** Cho đến bây giờ, khi so sánh với các vị tướng lĩnh nổi tiếng trên toàn thế giới, ĐT Võ Nguyên Giáp vẫn là vị tướng trọn vẹn nhất; trong tất cả các lĩnh vực ông đều là bậc thầy, có nhiều đóng góp to lớn. Trên thế giới có nhiều tướng tài nhưng họ thiên về mặt quân sự và khó ai có thể sánh với ĐT Võ Nguyên Giáp bởi chất nhân văn của ông. Vậy nên từ lúc bước vào con đường binh nghiệp cho đến khi ông trở về với đất mẹ, lòng dân luôn hướng về Đại tướng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét