Trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm lịch sử, nhất là ở những thời khắc có tính bước ngoặt, thì tuyên truyền, bảo vệ và đấu tranh phải được tiến hành đồng thời, đảm bảo sự "gắn kết chặt chẽ giữa xây và chống, xây là cơ bản, chống phải quyết liệt, hiệu quả.
Những
năm qua, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn và nhiệm vụ cụ thể của cách mạng Việt
Nam, vào Cương lĩnh của Đảng, cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng,
phản bác các quan điểm sai trái, thù địch (tuyên truyền, bảo vệ và đấu tranh)
được chú trọng và đẩy mạnh theo tinh thầnNghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính
trị khóa XII ngày 22/10/2018 về "Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình
mới" (Nghị quyết 35- NQ/TW). Đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa thường
xuyên và lâu dài; không chỉ là công việc của các cơ quan Đảng, Nhà nước mà là
của cả hệ thống chính trị, đồng thời cũng là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng
viên và các tầng lớp nhân dân.
Có
thể nói rằng, từ sau sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các
nước Đông Âu, các thế lực thù địch, phản động ngày càng gia tăng các hoạt động
chống phá nhằm phủ định chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam; nhất là xuyên tạc, chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để
thông qua đó đòi xóa bỏ vai trò cầm quyền/độc quền lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam, đòi thực hiện đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập… Vì thế, công tác
bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái
thù địch ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Và cũng vì thế, việc quán
triệt sâu sắc tầm quan trọng của công tác tuyên truyền, bảo vệ và đấu tranh nói
chung; việc tiếp tục kiên quyết, kiên trì thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ,
giải pháp chủ yếu mà Nghị quyết số 35-NQ/TW đề ra nói riêng càng trở nên quan
trọng và cần thiết hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét