Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển


Qua các giai đoạn lịch sử, Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn nhất quán chủ trương, nguyên tắc trong đường lối, chính sách dân tộc, đó là xây dựng khối đoàn kết, bình đẳng giữa cộng đồng các tộc người, phát triển toàn diện về kinh tế- chính trị- xã hội, bảo đảm các quyền và tiếp cận các quyền của đồng bào dân tộc thiểu số trên các lĩnh vực.

Đại hội XIII của Đảng khẳng định: “Bảo đảm các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển”

Về chính trị, mở rộng, phát huy dân chủ, nâng cao chất lượng tham kiến về chính trị đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

Về kinh tế, quy hoạch lại các điểm dân cư phân tán tại địa bàn miền núi, đồng bào dân tộc. Nghiên cứu cơ chế quản lý liên kết hợp tác phát triển vùng phù hợp, tạo điều kiện phát triển các khu vực, địa bàn còn nhiều khó khăn, nhất là miền núi, biên giới hải đảo, Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ và  phía tây các tỉnh Miền Trung.

Về văn hoá - xã hội, quan tâm phát triển giáo dục dạy nghề trong đồng bào dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn. Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Hoàn thiện mạng lưới cơ sở y tế, nhất là miền núi, biên giới, hải đảo. Tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, biên giới, hải đảo. Phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, giữ gìn bản sắc tốt đẹp của các dân tộc. Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Kịp thời di dời đồng bào ra khỏi khu vực sạt lở, lũ lụt. Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững, nhất là rừng phòng hộ, ven biển, rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng; bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thuỷ sản. Xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh và tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Giữ gìn và phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam.

Về quốc phòng - An ninh, kết hợp tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội trong các khu vực phòng thủ, phải bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh nhất là ở những vị trí trọng yếu, chiến lược. Xây dựng đường tuần tra biên giới. Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu kinh tế- quốc phòng và phát triển bền vững kinh tế- xã hội khu vực dọc biên giới và biển đảo.

Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế, xã hội các vùng dân tộc và miền núi, trước hết tập trung vào phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng, xoá đói, giảm nghèo. Ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, tín dụng ưu đãi và huy động các nguồn lực ngoài nhà nước để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế- xã hội. Đẩy mạnh tạo nghề với các hình thức đa dạng, phù hợp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, miền núi. Tập trung giải quyết tình trạng du canh, du cư, di dân tự do. Khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái. Phát huy nội lực, tự cường của đồng bào các dân tộc, đồng thời tăng cường sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và sự giúp đỡ của các địa phương trong cả nước. Phát huy nội lực, tự lực, tự cường của đồng bào.

Đảng ra chủ trương, Nhà nước xác định chính sách và tổ chức thực hiện, các tổ chức đoàn thể tham mưu tổ chức thực hiện.

Thực hiện quan điểm trên, quân đội tham gia thực hiện chính sách dân tộc. Quân đội quán triệt sâu sắc quan điểm, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động nhân dân…Tích cực tham gia xây dựng, phát triển vùng dân tộc, miền núi vững mạnh về mọi mặt. Xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh vững mạnh vùng dân tộc thiểu số. Giáo dục cán bộ, chiến sỹ hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa các dân tộc. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét