"Sự đụng độ giữa các nền văn minh" là một luận thuyết của S.Hun-ting-ton được sinh ra sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, nhằm tạo cơ sở lý luận cho chính sách bành trướng và xác lập "giá trị" phương Tây, "giá trị" Mỹ trên phần còn lại của quả đất. Trong luận thuyết của mình, S.Hun-ting-ton cho rằng, "nguồn gốc cơ bản của mọi xung đột trên thế giới thời kỳ sau Chiến tranh lạnh sẽ không còn là hệ tư tưởng hay kinh tế nữa mà cho rằng "cuộc chiến tranh thế giới tới đây, nếu nó xảy ra, sẽ là cuộc chiến tranh qua các nền văn minh"; rằng văn hoá đã thay thế "bức màn sắt, hệ tư tưởng".
Bằng lập luận đó, S.Hun-ting-ton đã xoá bỏ vấn đề tư tưởng, kinh tế và giai cấp trong các xung đột của thế giới đương đại; đã tước bỏ bản chất thực sự của chiến tranh, thay vào đó là sự đụng độ về văn minh, văn hoá.
Hệ quả tệ hại của luận thuyết này là làm cho loài người phải chờ đợi và chuẩn bị một cuộc chiến tranh trong tương lại, chiến tranh "giữa các nền văn minh". Có thật là các mối quan hệ trong thời đại ngày nay không còn mang dấu ấn giai cấp? có thật là chiến tranh ngày nay đã mất đi bản chất chính trị - giai cấp của nó? Câu trả lời ở đây rõ ràng là không phải như vậy. Cần khẳng định rằng, luận điểm chiến tranh là sự kế tục của chính trị bằng thủ đoạn bạo lực vẫn giữ nguyên giá trị trong thời đại ngày nay./.
Môi Trường ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét