“CHIÊU
TRÒ BẨN” CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH
Lâu nay, để tiến
hành chiến lược “diễn biến hòa bình” - “cuộc chiến tranh không khói súng”,
“khâu đột phá” mà các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị
thường sử dụng là tấn công trên mặt trận tư tưởng. Việc đối lập tư tưởng Hồ Chí
Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một thủ đoạn nhằm phủ định đường lối và vai
trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, kích động bạo loạn lật đổ để thay đổi
thể chế chính trị hiện hành ở nước ta. Chừng nào chưa đạt được mục đích của
mình, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị sẽ còn chống
phá bằng các hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Để bảo vệ nền
tảng tư tưởng của Đảng, chúng ta phải mài sắc vũ khí lý luận để đấu tranh chống
lại các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị nói chung và âm mưu, thủ
đoạn đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin nói riêng.
Nhận diện âm
mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị
muốn tách tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Đấu tranh bảo vệ nền
tảng tư tưởng của mình là vấn đề mang tính quy luật của một đảng chính trị. Muốn
giành thắng lợi, người tranh đấu phải hiểu rõ âm mưu và thủ đoạn của đối
phương. Thực tế cho thấy, để đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác -
Lê-nin, các thế lực thù địch, phản động và phần tử cơ hội chính trị chúng mưu
toan phủ nhận sự tồn tại của “tư tưởng Hồ Chí Minh”, xuyên tạc rằng Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ là nhà hoạt động thực tiễn chứ không phải là nhà tư tưởng. Mặc dù
giá trị, tầm vóc của tư tưởng Hồ Chí Minh đã được kiểm định bằng thắng lợi của
cách mạng Việt Nam và phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới, được thừa
nhận bởi các học giả ở trong nước và nước ngoài, nhưng các thế lực thù địch, phản
động, phần tử cơ hội chính trị vẫn rêu rao xuyên tạc rằng, “tư tưởng Hồ Chí
Minh chỉ là sự tô vẽ của Đảng Cộng sản Việt Nam”.
Để tiếp tục kiên
định, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, mỗi cán bộ, đảng viên cần không ngừng tự học tập, tự nghiên cứu để nâng
cao trình độ lý luận chính trị; có ý thức khắc phục triệt để bệnh “lười” học tập
lý luận chính trị. Ngoài ra, cần quán triệt quan điểm biện chứng và nguyên lý
phát triển khi học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đó là vừa không ngừng củng cố, nâng cao kiến thức để tăng “sức đề kháng”, khả
năng “miễn dịch” trước những âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, chống phá của các thế
lực thù địch song cũng vận dụng sáng tạo, không ngừng bổ sung, phát triển những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cho phù hợp với điều
kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể; tránh tư duy dập khuôn, máy móc, giáo điều
làm xơ cứng, nghèo nàn những quan điểm, tư tưởng của các bậc tiền bối./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét