Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ với giữ vững kỷ cương. Còn thiếu các chế tài để thực thi dân chủ và giữ vững kỷ cương, pháp luật

 


Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa dân chủ và kỷ cương. Quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu các tổ chức đảng, chính quyền chưa được quy định rõ ràng và thực hiện không nghiêm, dẫn đến tình trạng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách xảy ra ở nhiều nơi. Tệ quan liêu cửa quyền trong hệ thống chính trị, nhất là cơ quan quyền lực Nhà nước các cấp chưa bị loại trừ, gây bức xúc trong nhân dân...

Trên thực tế, ở Việt Nam vẫn có biểu hiện vi phạm quyền làm chủ của nhân dân (trên nhiều lĩnh vực), thậm chí có nơi đã xảy ra những vi phạm nghiêm trọng, kéo dài dẫn tới những mâu thuẫn, xung đột và gây mất ổn định, nhất là ở nông thôn, dẫn đến khiếu kiện tập thể, nhất là khiếu kiện vượt cấp. Nhiều quyền tự do, dân chủ của công dân được quy định trong Hiến pháp nhưng chậm được luật hóa, người dân không được hưởng quyền dân chủ trên thực tế.

Trong những năm gần đây, hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế ở Việt Nam có những diễn biến phức tạp và bộc lộ nhiều sơ hở, yếu kém nghiêm trọng, nhất là trong các tập đoàn kinh tế nhà nước. Tình trạng thất thoát những nguồn vốn to lớn của Nhà nước, hàng loạt các doanh nghiệp phá sản, nợ công và nợ xấu cùng với lạm phát gia tăng, sản phẩm hàng hóa tồn kho, ứ đọng, tốc độ tăng trưởng suy giảm... Dư luận xã hội ngày càng bất bình trước những biểu hiện bất minh, bất chính của các lợi ích nhóm làm tổn hại tới lợi ích chung của xã hội. Tham nhũng trong kinh tế ngày càng nghiêm trọng, diễn biến phức tạp, tinh vi. Đi liền với tham nhũng kinh tế, còn có sự tham nhũng trong chính trị với những biểu hiện lợi dụng chức quyền để trục lợi, chạy danh, chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, thậm chí chạy cả huân chương đã và đang là một thực tế rất đáng lo ngại mà Đại hội XI đã nêu lên. Tất cả những vấn đề này đều có nguyên nhân từ mất dân chủ.

Số lượng đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến các cơ quan chức năng, như Ban Dân nguyện của quốc hội, Thanh tra chính phủ còn rất cao, nhưng tỷ lệ đơn thư được giải quyết chưa được như mong muốn. Theo số liệu của Uỷ ban tư pháp Quốc hội, tỷ lệ chính quyền không đối thoại với công dân và không dự các phiên toà đều tăng lên hàng năm. Từ năm 2015-2017, kể từ khi luật tố tụng hành chính có hiệu lực, cả nước có 11.180 quyết định hành chính và hành vi hành chính bị toà án huỷ toàn bộ hoặc một phần 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét