Xã hội XHCN là xã hội: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Để đạt được đích đó cần đổi mới mạnh mẽ và triệt để nhận thức, tư duy về con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trước hết cần khơi dậy một văn hóa vươn lên, văn hóa làm giàu, khát vọng làm giàu, khát vọng sáng tạo trong xã hội.
Lịch sử xã hội loài người là tiến trìnhphấn đấu liên tụccho một cuộc sống đầy đủ về vật chất, hạnh phúc về tinh thần. Trong lịch sử thế giới,nhiều triều đại đã đặt mục tiêutrở thành nước mạnh để xưng bá, xưng hùng với xung quanh,do đóđã thực hiện cáccuộc chiến tranh đẫm máu và phi nghĩa. Ngược lại, để trở thành một nước mạnh, nhiều nhà cầm quyền đã quan tâm đến đời sống của người dân, quan tâm đến việclàm cho dân ngày một giàu có hơn vì người ta hiểu rằng “đẩy thuyền là dân mà lật thuyền cũng là dân”. Nhìn chung, khát vọng giàu hơn, mạnh hơn, dân chủ hơn, công bằng hơn, văn minh hơn là khát vọng của nhân loại.Cũng vì nó, ở mọi nơi, người tađã đấu tranh, phấn đấu liên tục từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìnnăm lịch sử phấn đấu không mệt mỏi cho mục tiêu này. Biết bao anh hùng, liệt sĩ đã không tiếc máu xương hy sinh anh dũng cho một Việt Nam độc lập, tự do, giàu mạnh và hạnh phúc. Độc lập dân tộc và CNXHlà lý tưởng và là con đường mà Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác Hồ và dân tộc Việt Nam đã chọn. Đó phải là một xã hội tươi đẹp hơn, phát triển hơn, giàu có hơn và tự do, văn minh hơn quá khứ và hiện tại.
Chủ nghĩa xã hội theo quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin là giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đây là một xã hội tiến bộ, ưu việt hơn tất cả các xã hội trước đó về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Theo chủ nghĩa Mác -Lênin, trongCNXH,con người được giải phóng khỏi mọi ách bóc lột về kinh tế và nô dịch về tinh thần, tạo điều kiện cho con người phát triển toàn diện; cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội được tạo ra bởi một lực lượng sản xuất tiên tiến, hiện đại; dựa trênchế độ công hữu về tư liệu sản xuất; cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới với năng suất cao; thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động; nhà nước dân chủ kiểu mới, thể hiện bản chất giai cấp công nhân, đại biểu cho lợi ích, quyền lực và ý chí của nhân dân lao động; các quan hệ giai cấp - dân tộc -quốc tế được giải quyết phù hợp, kết hợp lợi ích giai cấp - dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng.
Tuy nhiên, những điều trên là những nét chấm phá nhận thức về CNXH, nhưng chưa cho chúng ta cách xây dựng, phát triển thế nào để đạt được CNXH, mà đòi hỏi chúng ta phải luôn luôn sáng tạo, phát triển phù hợp với thời đại và hoàn cảnh của đất nước.
Trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, từ ngày thành lập Đảng(1930)đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã không ngừng đổi mới nhận thức về CNXHở Việt Nam. Qua các kỳ Đại hộiĐảng, nội hàm về CNXHluôn được bổ sung, làm phong phú hơn. Mô hình CNXHmà nhân dân Việt Nam xây dựng được phác họa gồm sáu đặc trưng được nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991) của Đảng. Đại hội X (2006) của Đảng đã đổi mới và phát triển nhận thức về CNXHtrên một bước mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã bổ sung, phát triển và làm cho mô hình CNXHViệt Nam toàn diện hơn với tám đặc trưng. Đặc biệt, đến Đại hội XI (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam đã tiếp tục đổi mới nhận thức về CNXHvới việc tiếp tục xác định tám đặc trưng của chủ nghĩa xã hội trên cơ sở kết hợp, bổ sung, phát triển những đặc trưng đã nêu ở Đại hội VII (1991) và Đại hội X (2006).“Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; Do dân làm chủ; Có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại là chế độ công hữu về các tư liệu sản xuất chủ yếu; Có nền văn hóa tiên tiến, đậm đàbản sắc dân tộc; Con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc, có điều kiện phát triển toàn diện; Các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; Có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; Có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới”.
Nhờ sự đổi mới tư duy, nhận thức về CNXHmà qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạtnhững bước phát triển có ý nghĩa lịch sử. Từ bỏ nền kinh tếkế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCNlà một đổi mới có tính đột phá, bước ngoặc từ tư duy, nhận thức lý luận đến hành động. Thực tế đã minh chứng, đường lốiđổi mới là vô cùng sáng tạo và hoàn toàn đúng đắn trong bước thăng trầm lịch sử. Thực tếcho thấy, phát triển nền kinh tế thị trường là một yêu cầukhách quan để đất nướcphát triển và giàu mạnh.Theo đó,mọi nguồn lực, tiềm năng và sựsáng tạo được khơi dậy và giải phóng.
Tám đặc trưng về CNXHở Việt Nam được Đại hội XI (2011) của Đảng nêu ra là những đặc trưng cho xã hội XHCN hoàn bị,là mục tiêuđể phấn đấu đạt được trong tương lai. Songcái đích mà chúng ta sẽ đi đến làcon đường dài đầy gian nan, vất vả, chứ hoàn toàn không phải bằng phẳng, dễ dàng, không phải do ta vẽ ra và mong muốn mà được. Theo năm tháng phát triển, tám đặc trưng về CNXH mà Đại hội XI đưa ra có thể sẽ được bổ sung thêm, hoặc điều chỉnhcho phù hợp với thực tế.
Trong giai đoạn hiện nay, để nền kinh tế Việt Nambứt phá đi lên, thoát khỏitụt hậu, không bị chậm lại so với các nước,thì chúng ta cần làm rõgiữa phát triển nền kinh tế thị trường với định hướng XHCN. Nền kinh tế thị trường là công cụ, là môi trường để chúng ta đạt được chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội là mục tiêu chúng ta phấn đấu đi đến, tức là cần tách bạch giữa phương tiện đưa ta đến đích với mục tiêu chúng ta cần đạt để nền kinh tế thị trường phát triển với đầy đủ quy luật và nội dung của nó và để nó chính là nó, không bị làm méo mó đi và để truyền vào đó một động lực mới, một sự phát triển mới. Định hướng XHCN cũng được thể hiện rõ nét hơn, cụ thể hơn không bị lệch lạc đi. Để thành công cần có giải pháp cụ thể, nội dung, tiêu chícụ thể, đo đếm được, loại bỏ các ngôn từ chung chung, thiếu nội hàm và không đánh giá được. Đó chính là hiểu đúng, làm đúng các nội dung của mục tiêu: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Dân giàu là một thước đo có thể nhận thấy được. Con đường chúng ta đi phải đem lại cho dân ta ngày một giàu hơn, thể hiện ở thu nhập của người dân mỗi ngày một tăng hơn, đời sống vật chấtvà tinh thầncủa người dân mỗi ngày một cao hơn và đến một lúc nào đó đời sống vật chất của dân ta phải không thua kém đời sống của người dân ở bất kỳ quốc gia phát triển nào. Chỉ có con đường nào đem lại cho người dân ngày một giàu, cuộc sống tốt hơn hơn thì đó mới là con đường đúng.
Đích cụ thể thứ hai thể hiện bản chất XHCN là nước mạnh. Đây là một đích đến rất dễ thấy. Nước mạnh không phải tự vẽ ra trên giấy, hoặcnói hay mà được, mà nó phải thể hiện qua tiềm lực kinh tế của nước đó, cụ thể là GDP phải đủ lớn.Đồng thời, sự biểu hiện của nước mạnh còn là các ngành, các lĩnh vực sản xuất vật chất và dịch vụ đều phát triển và tăng cao. Tiềm lực an ninh - quốc phòng ngày một to lớn. Sức mạnh và vị thế của đất nước trên trường quốc tế được tăng lên. Không để cho bất cứ kẻ thù nào có thể đe dọa đến sự toàn vẹn lãnh thổ, vùng trời và vùng biển của đất nước. Lợi ích dân tộc quốc gia được bảo đảm.
Thứ ba là vấn đề dân chủ. Ngoài việc tạo ra của cải vật chất nhiều hơn để cho đạt được dân giàu, nước mạnh thì một vấn đề không thể thiếu trong xã hội chúng ta chính là dân chủ hơn, người dân thực sự được làm chủ. Sự tập trung, tập quyền sẽ dần giảm bớt và dân chủ phải được tăng lên là xu thế tất yếu trong các xã hội phát triển. Việt Nam trên đường lên CNXH, thì vấn đề dân chủ càng đặc biệt quan tâm. Mục tiêu là phấn đấu cho mọi người dân được tự do, hạnh phúc hơn trong xã hội Việt Nam nên việc mở rộng dân chủ và làm cho dân chủ trở thành văn hóa sống của mọi người dân trong xã hội là một vấn đề có tính quy luật tất yếu. Không có dân chủ không có CNXH, chỉ có dân chủ thật sự thì CNXH mới thành hiện thực. Để đánh giá mức độ dân chủ trong xã hội cần phải có thước đo cụ thể. Trên tiến trình xây dựng đất nước, nếu dân chủ không được mở rộng, không được phát triển ở mức độ cao thì cần xem lại con đường ta đang đi.
Dân giàu, nước mạnh mà thiếu công bằng sẽ gây ra bất công xã hội và bất bình xã hội. Từ đó, xã hội sẽ rất dễ hỗn loạn, xung đột và hậu quả là khó có thể trở thành một nước giàu mạnh thực sự. Hơn nữa, nếu một xã hội không có công bằng, thì chắc chắn sẽ khó có dân chủ. Dân chủ chỉ có thể hình thành trong một môi trường bình đẳng. Chính vì lẽ đó, xây dựng CNXH chính là xây dựng một môi trường công bằng và tiến bộ. Ở đâu không có công bằng thì chắc chắn ở đó khó có CNXH và điều đó có nghĩa là con đường chúng ta đang đi phải điều chỉnh lại.
Với sự phát triển của nhân loại cho thấy, thế giới ngày một văn minh, tươi đẹp hơn. Đây là một quy luật phát triển khách quan của toàn thể nhân loại. Thế giới hôm nay đã thành “thế giới phẳng”, thế giới như nhỏ hơn, gần nhau hơn nhờ tiến bộ của khoa học - công nghệ. Trí tuệ của con người đã đạt được đến những đỉnh cao có thể kiến tạo và cải biến xã hội loài người. Những sản phẩm biến đổi gien, sản phẩm lai tạo đã và đang góp phần làm cho của cải tăng lên nhiều, nhưng cũng đặt ra các thử thách khác cho con người. Sinh sản vô tính và sự cấy ghép nội tạng, cơ thể con người đang làm thay đổi mạnh mẽ nhận thức và triết lý sống của nhân loại. Các nền kinh tế tri thức ngày một phát triển nhiều hơn và giàu có hơn. CNXH mà chúng ta lựa chọn chắc chắn phải là một xã hội đạt đến một trình độ văn minh, hiện đại, chắc chắn không phải một xã hội lạc hậu, trì trệ.
Với nhận thức như vậy, trong giai đoạn hiện nay, trước mắt cần tập trung làm thật tốt để đạt được 5 mục tiêu cụ thể: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” và cũng coi đây là đích đến của xã hội Việt Nam. Khi đạt được 5 mục tiêu và đích đến đó, chắc chắn chúng ta có CNXH, nếu không, CNXH mãi mãi xa vời và trừu tượng. Để đạt được những mục tiêutrên cần đột phá mạnh mẽ tư duy về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và an ninh - quốc phòng. Đặc biệt, tư duy mới về các vấn đề phát triển của nhân loại và có thái độ cầu thị,lắng nghe với phương châm: Học mọi cái khôn, cái tốt của nhân loại để dựng xây đất nước; Sử dụng mọi sức mạnh của nhân loại để bảo vệđất nước; Huy động mọi nguồn lực của nhân loại để làm giàu đất nước. Cần xây dựng một thể chế mà ở đó khát vọng làm giàu, khát vọng vươn lên được thấm sâu, được hun đúc trong tâm thức của mọi con người Việt Nam, văn hóa làm giàu trở thành văn hóa sống của con người Việt Nam, mọi nguồn lực cho phát triển được huy động, mọi sức sáng tạo cho phát triển được khơi dậy và từ đó tạo nên một động lực, một sức mạnh vươn lên trong con người Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một đất nước giàu mạnh, phồn vinh trong thực tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét