Thứ Tư, 25 tháng 5, 2022

Hà Nội tăng cường giám sát tài chính năm 2022 với 22 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn do thành phố thành lập hoặc được giao quản lý.

 

Hà Nội tăng cường giám sát tài chính năm 2022 với 22 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn do thành phố thành lập hoặc được giao quản lý. 

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch giám sát tài chính năm 2022 đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do UBND TP thành lập hoặc được giao quản lý.

Theo thông tin từ thành phố Hà Nội, cơ quan chức năng sẽ giám sát tài chính tại 22 đơn vị, trong đó 8 Công ty mẹ gồm: Tổng Công ty Vận tải Hà Nội, Tổng Công ty Du lịch Hà Nội; Công ty TNHH MTV nước sạch Hà Nội; Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội; Công ty TNHH MTV Đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội; Tổng Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC; Tổng Công ty Đầu tư và phát triển nhà Hà Nội; Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị.

Trong danh sách giám sát cũng nêu 14 đơn vị là Công ty TNHH một thành viên độc lập, gồm: Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Thủ đô; Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Hà Nội; Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội; Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thuỷ lợi Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội; Công ty TNHH MTV Nước sạch Hà Đông; Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội; Công ty TNHH MTV Công viên Thống Nhất; Công ty TNHH MTV Vườn thú Hà Nội; Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thuỷ lợi sông Đáy; Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thuỷ lợi sông Nhuệ; Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi sông Tích; Công ty TNHH MTT Xuất nhập khẩu, Du lịch và đầu tư Hồ Gươm; Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội.

Mục đích của việc giám sát nhằm đánh giá việc tuân thủ quy định về phạm vi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền và hiệu quả đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp.

Đánh giá đầy đủ, kịp thời tình hình tài chính và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp để có biện pháp khắc phục tồn tại, hoàn thành mục tiêu, kế hoạch kinh doanh, nhiệm vụ công ích, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và khả năng cạnh tranh.

Việc giám sát tài chính cũng sẽ giúp nhà nước, cơ quan đại diện chủ sở hữu kịp thời phát hiện các yếu kém trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cảnh báo và đề ra các biện pháp chấn chỉnh.

Theo kế hoạch, đây là biện pháp thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính của doanh nghiệp; nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp.

Cơ quan thực hiện giám sát tài chính gồm Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Sở LĐ,TB&XH, Sở NN&PTNT, Cục Thuế thành phố và các sở, ngành chức năng liên quan. Cơ quan tổng hợp kết quả là sở Tài chính. Đối tượng giám sát tài chính là các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do UBND thành phố thành lập hoặc được giao quản lý.


 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét