Hải Phòng đứng đầu về cải cách hành chính năm 2021
Sáng 25-5, Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính
phủ tổ chức Hội nghị công bố Chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính năm 2021
và Chỉ số cải cách hành chính năm 2021.
Tại
hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, năm 2021 là năm đầu
thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 –
2030. Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã có những chỉ đạo quyết liệt nhằm
tập trung thực hiện nghiêm túc, tích cực, hiệu quả Nghị quyết của Chính phủ.
Năm
2021 là năm thứ 10 liên tiếp, Bộ Nội vụ phối hợp với các bộ, ngành, địa phương
và các cơ quan liên quan triển khai xác định, công bố Chỉ số cải cách hành
chính của các bộ, các tỉnh, thành phố cả nước; là năm thứ 5 triển khai đo lường
sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục của cơ quan hành chính tại
tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước
Năm
2021 có 60 tỉnh, thành đạt kết quả chỉ số cải cách hành chính cao hơn năm 2020,
trong đó tăng cao nhất là Quảng Ngãi (hơn 13%), thấp nhất là Đồng Tháp (0,03%).
3 địa phương có chỉ số giảm so với năm 2020 là Đồng Nai, Tiền Giang và Hà Nam.
Sau
nhiều năm trong nhóm dẫn đầu, năm 2021 Hải Phòng lần đầu bứt phá lên "ngôi
vị quán quân". Quảng Ninh sau 4 năm liên tiếp đứng đầu, năm 2021 lùi về
xếp thứ 2. Đà Nẵng đã trở lại nhóm top 5 địa phương dẫn đầu, với vị trí thứ 3.
Đứng thứ 4 và 5 lần lượt là Thừa Thiên Huế và Vĩnh Phúc. Cuối bảng là Kiên
Giang, đây cũng là địa phương duy nhất có kết quả chỉ số cải cách hành chính
dưới 80% (nhóm C).
Kết
quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2021 các bộ, ngành được phân loại gồm 3 nhóm
điểm. Cụ thể là nhóm có kết quả trên 90% gồm 3 đơn vị: Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính
và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Nhóm
có kết quả từ trên 80% đến dưới 90% có 13 bộ ngành: Bộ Nội vụ; Bộ Ngoại giao;
Bộ Tài nguyên và Môi trường; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng;
Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Giao thông vận tải; Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Công Thương; Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch; Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nhóm
có kết quả dưới 80% có Bộ Khoa học và Công nghệ với giá trị chỉ số cải cách
hành chính là 78.72%.
Về
chỉ số hài lòng của người dân với sự phục vụ của cơ quan hành chính (SIPAS) năm
2021, hai địa phương dẫn đầu không có sự thay đổi so với năm 2020 khi Quảng
Ninh vẫn xếp thứ nhất và Hải Phòng đứng thứ 2. Hai tỉnh xếp cuối bảng xếp hạng
là Cao Bằng và Bình Phước.
Theo
Bộ Nội vụ (đơn vị chủ trì đánh giá SIPAS), việc đo lường sự hài lòng của người
dân, tổ chức đối với việc cung ứng dịch vụ công, sự phục vụ của cơ quan hành
chính, tập trung vào 5 yếu tố cơ bản: Tiếp cận dịch vụ; thủ tục hành chính;
công chức giải quyết công việc; kết quả dịch vụ; việc tiếp nhận, giải quyết ý
kiến góp ý, phản ánh, kiến nghị.
Kết
quả đánh giá về số lần đi lại của người dân, tổ chức để thực hiện dịch vụ công
cho thấy có hơn 10% số người được hỏi phải đi lại nhiều lần hơn quy định để
nhận được kết quả dịch vụ. Trong đó 6,75% đi lại 3 lần và 3,26% đi lại từ 4 lần
trở lên.
46/63
tỉnh, thành có người dân, tổ chức trả lời bị công chức phiền hà, sách nhiễu
trong thực hiện dịch vụ công. 22/63 tỉnh có người dân, tổ chức trả lời phải đưa
tiền ngoài phí/lệ phí theo quy định trong thực hiện dịch vụ công.
Về
việc cơ quan xin lỗi khi trả kết quả không đúng hẹn, chỉ có 4/57 tỉnh, thành
trễ hẹn trả kết quả dịch vụ công xin lỗi người dân, tổ chức.
Đánh
giá SIPAS cũng chỉ ra rằng, nội dung mà người dân mong đợi nhất là tiếp tục đơn
giản hóa thủ tục hành chính; rút ngắn thủ tục giải quyết thủ tục hành chính và
tăng cường nhận hồ sơ, trả kết quả qua dịch vụ bưu chính.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét