Muốn hoàn thiện bản
thân mình, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hãy lắng nghe những lời nhận xét
từ người khác. Vì vậy mà khen, chê là không thể thiếu, nó giúp chúng ta sống có
trách nhiệm hơn, là động lực giúp giúp con người hoàn thiện nhân cách. Làm
đúng, làm tốt thì phải khen, làm chưa tốt công việc thì bị phê bình, dù là hành
động nhỏ nhất. Tuy vậy, vẫn có những kẻ không bao giờ nhìn nhận vấn đề này một
cách tích cực, thậm chí còn lợi dụng để chống phá.
Lợi dụng sự kiện,
ngày 12 tháng 4 thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ Tịch nước Nguyễn Xuân
Phúc trân trọng trao huân chương lao động hạng Ba tặng Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân huyện Củ Chi về thành tựu kinh tế xã hội trên địa bàn đồng thời trao tặng,
chúc mừng các tổ chức, cá nhân xuất sắc của huyện Củ Chi. Ngay sau đó trên
trang Facebook của Việt tân có đăng nhiều bài viết xuyên tạc, đả kích về việc
này, trong đó chúng ngang nhiên cho rằng “ Ông Phúc mà khen tỉnh nào, tức là tỉnh
đó khó ngóc đầu lên nổi” . Thực chất, đây là những luận điệu sai lệch, nói xấu,
bôi nhọ, đổ lỗi cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước, nhân dân Việt Nam, với mưu đồ chống
phá Đảng, Nhà nước ta. Bởi, thực tiễn đã chứng minh, lãnh đạo Đảng và Nhà nước
chúng ta đi đến rất nhiều cơ quan, đơn vị, huyện, thành phố hay bất kể nơi đâu
thậm chí là cả vùng xâu, vùng xa. Khi đến các đơn vị đó, nếu làm tốt, làm đúng
cũng được khen, làm sai, làm không tốt sẽ bị phê bình. Đâu phải vì đơn vị nào
đó được khen mà đơn vị đó đi xuống. Thực tiễn đã có những địa phương, đơn vị, tổ
chức hay cá nhân được khen thưởng, được biểu dương nhưng sau đó lại mắc khuyết
điểm, sai lầm, vi phạm kỷ luật, pháp luật phải xử lý. Tuy nhiên, sự thật là những
khen thưởng và việc xử lý vi phạm là những việc hoàn toàn khác nhau. Anh có
thành tích ở việc này thì được khen thưởng, anh sai phạm ở việc khác thì bị phê
bình, bị xử lý là lẽ thường. Như lời Bác Hồ đã dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu
nước thì phải thi đua” và Người cùng dạy : “Phê bình việc chứ không phê bình
người”. Bởi lẽ có người làm nhiều việc, hôm nay anh làm việc tốt anh được khen
thưởng vì việc làm đó, ngày mai anh làm việc xấu anh bị xử lý, bị kỷ luật về việc
làm xấu của anh. Đó là lẽ thường. Không thể dùng luận điệu: Cứ được khen thưởng
thì sẽ vi phạm phải kỷ luật. Thực tiễn có nhiều người, nhiều tổ chức luôn giữ vững
đạo đức cách mạng, luôn trong sạch và lập nhiều thành tích không bao giờ vi phạm
kỷ luật, pháp luật để phải xử lý. Vì thế, phong trào tuyên dương các tấm gương
“ người tốt, việc tốt” cũng chính là cách giáo dục cộng đồng hướng tới cái khen
tích cực, là tấm gương tích cực đẩy lùi cái xấu, cái còn tồn tại trong đời sống
xã hội. Lời khen như thắp lên ngọn lửa cho cả người được tốt và người chưa tốt
có động lực để cố gắng hơn nữa trong cuộc sống hiện đại. Thi đua, khen thưởng tạo
ra động lực to lớn với mọi cá nhân, tổ chức góp phần đổi mới đất nước, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta thành nước phát triển. Không phải vì
thi đua, vì khen thưởng mà dẫn đến những sai phạm, vi phạm kỷ luật, pháp luật bởi
lẽ, thi đua khen thưởng để động viên, kỷ luật để răn đe, khen thưởng và kỷ luật
luôn đi đôi với nhau. Vậy nên, trước những luận điệu xuyên tạc hòng đổ lỗi cho
lãnh đạo và Đảng, Nhà nước. Chúng ta cần phải nhận thức đúng vạch rõ âm mưu, luận
điệu của các thế lực thù địch./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét