Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

Ở Việt Nam dân chủ được thực hiện trên các lĩnh vực

 


Về chính trị, Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định nguyên tắc tối cao là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân trong tổ chức và hoạt động của mình; động viên toàn dân xây dựng đường lói của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội với các hoạt động của hệ thống chính trị. Mọi người dân có quyền ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan quyền lực Nhà nước; quyền thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Về kinh tế, được thể hiện trong đường lối phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa; cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên nhiều hình thức sở hữu, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

Dân giàu là mục tiêu của Nhà nước, của toàn xã hội. Mọi người dân có quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt với các tư liệu sản xuất; tham gia vào các hoạt động quản lý nền kinh tế; tham gia quá trình phân phối và phân phối lại sản phẩm xã hội. Đại hội XIII: Đến năm 2045 là nước phát triển, thu nhập cao

 Về văn hóa - xã hội, mọi người dân có quyền được thưởng thức và sáng tạo các giá trị văn hóa; quyền được học hành, phát triển, tự do đi lại, cư trú, tự do tôn giáo...; quyền được có việc làm, đảm bảo an sinh xã hội...

 Về quốc phòng, an ninh, mọi người dân có quyền được thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc; quyền được tham gia các hoạt động đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và được đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản theo quy định của pháp luật.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét