Giữ gìn và phát huy
truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh và nhớ ơn những người có công với Tổ
quốc và dân tộc; tôn trọng tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc và
đồng bào có đạo, tăng cường sự đồng thuận giữa người có và không có tín ngưỡng,
tôn giáo; giữa các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; nâng cao cảnh giác, kiên
quyết đấu tranh chống các hoạt động tà đạo, mê tín dị đoan, lợi dụng tôn giáo
làm phương hại lợi ích của Tổ quốc, dân tộc và nhân dân.
Phát huy những giá
trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo làm cho các giá trị đạo đức tốt đẹp
của tôn giáo đi sâu vào đời sống vật chất, tinh thần của xã hội, lấn át đi
những mặt tiêu cực, sùng bái, mê tín dị đoan, mê hoặc con người, phi nhân tính
có hại đối với cuộc sống.
Phát huy nguồn lực
của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước được biểu hiện trên những vấn đề
chủ yếu sau:
+ Phát huy nguồn lực của tôn giáo, bằng việc không những
phát huy các giá trị đạo đức tốt đẹp của tôn giáo mà còn cải tạo, phát triển,
xây dựng hệ giá trị mới phù hợp với điều kiện mới để con người có niềm tin, sức
mạnh tinh thần vượt qua mọi khó khăn trở ngại trong cuộc sống.
+ Phát huy nguồn lực của tôn giáo bằng việc phát huy vị
trí, vai trò, chức năng tích cực của các chức sắc, chức việc, tín đồ có uy tín
trong việc tuyên truyền vận động các tín đồ chấp hành và thực hiện tốt mọi chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sống cuộc sống “tốt đời,
đẹp đạo”, tích cực lao động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời
sống nhân dân.
+ Phát huy nguồn lực của tôn giáo cũng đồng thời là phát
huy sức mạnh vật chất, tinh thần của tín đồ tôn giáo, sống “tốt đời, đẹp đạo”
để phát huy hết khẳ năng sẵn có của hơn 24 triệu tín đồ tôn giáo trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét