Thứ Ba, 10 tháng 5, 2022

PHÒNG NGỪA VÀ ĐÁU TRANH VỚI CÁC THÔNG XẤU, ĐỘC TRÊN INTERNET, MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY Thời gian qua, các thế lực phản động, thù địch tiếp tục gia tăng mức độ, tần suất chống phá cấp ủy, chính quyền các cấp bằng những thủ đoạn tinh vi, nguy hiểm và luận điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc. Đặc biệt, các thế lực thù địch, phần tử chống phá lợi dụng ưu thế của công nghệ thông tin, triệt để khai thác mạng internet, sử dụng mạng xã hội để gây nhiễu loạn nhằm chiếm lĩnh “trận địa thông tin”, phát tán thông tin xấu, độc, bịa đặt, sai sự thật, cổ súy cho các hoạt động chống phá cấp ủy, chính quyền các cấp, thúc đẩy xu hướng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Một trong những nghịch lý hiện nay là chúng ta có hệ thống chính trị sâu rộng với hệ thống tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận, đoàn thể được tổ chức đến cấp cơ sở nhưng có thời điểm khi các thế lực thù địch xào xáo thông tin, trộn lẫn “thật-giả”, “cắt gọt” các trích dẫn từ nguồn tin chính thức trong nước gắn với những bình luận ác ý, thổi phồng, bóp méo các sự kiện, vụ việc, lồng ghép ý kiến trái chiều, kêu gọi tổ chức biểu tình, tuần hành trái phép… thì công tác đấu tranh phản bác của hệ thống chính trị lại thiếu chủ động, chưa kịp thời, chưa thống nhất và thiếu đồng bộ, cá biệt có nơi hầu như không có phản ứng gì. Công tác tuyên truyền giáo dục, phòng-chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên còn có mặt hạn chế; lúng túng trong định hướng thông tin tích cực trên mạng internet, mạng xã hội. Việc một số cán bộ, đảng viên đứng ra cổ súy cho những hành vi vi phạm, tham gia vào những hành động tự phát, manh động do bị kích động hoặc mất ý chí chiến đấu, phó mặc cho hoàn cảnh điều khiển khi những phần tử xấu xuyên tạc, công kích, bôi nhọ Đảng và chế độ đều là những biểu hiện của tình trạng suy thoái đạo đức, tư tưởng chính trị, phải được chấn chỉnh và xử lý nghiêm minh. Trước thực trạng trên, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên trong đấu tranh phản bác thông tin xấu, độc trên mạng xã hội cần tập trung vào những nhiệm vụ sau: Một là, cán bộ, đảng viên phải thường xuyên nâng cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn mới của các thế lực thù địch, phần tử phản động chống đối trên mạng internet và mạng xã hội; nhất là trước những vấn đề, sự kiện mà chúng lợi dụng xuyên tạc và nhận thức rõ mức độ nguy hại, ảnh hưởng của các thông tin xấu, độc. Mỗi cán bộ, đảng viên phải chủ động ngăn ngừa, giảm thiểu tiếp xúc với các nguồn thông tin xấu, độc, không nghe, đọc, xem những đài, báo, trang mạng, bài viết, blog, video của những phần tử chống đối, phản động. Hai là, cán bộ, đảng viên phải tích cực tham gia nắm bắt kịp thời tình hình tư tưởng, dư luận xã hội trong cán bộ, đảng viên, quần chúng nhân dân tại địa phương, cơ quan, đơn vị nơi mình công tác, nhất là trên không gian mạng xã hội. Không để đồng nghiệp, đồng chí của mình và quần chúng bị kẻ địch móc nối, lôi kéo, ủng hộ, cổ súy, tán phát thông tin xấu, độc trên mạng xã hội. Thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ; công tác bảo vệ bí mật nhà nước, bí mật công tác... Ba là, các đồng chí cán bộ, đảng viên là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương cần sâu sát, nắm vững mọi hoạt động và tình hình tư tưởng, thái độ, quan điểm của cán bộ, đảng viên, quần chúng khi chia sẻ, bình luận, đăng tải thông tin trên mạng xã hội, nhất là trong những đợt cao điểm liên quan đến tình hình an ninh chính trị. Đồng thời có nội dung giáo dục, định hướng, điều chỉnh nhận thức của cán bộ, đảng viên đúng đắn, kịp thời. Mặt khác, yêu cầu cá nhân thuộc cơ quan, đơn vị mình quản lý lên tiếng khi tài khoản cá nhân (Facebook, Zalo…) bị xâm nhập, lợi dụng, giả mạo, để tránh bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, bôi nhọ, vu khống hoặc bị lợi dụng phát tán thông tin xấu, độc cho người thân, bạn bè và cộng đồng mạng./.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét