Các
quan điểm của Đảng được thể hiện trong Cương lĩnh, văn kiện các kỳ đại hội,
nhất là đại hội XIII tuy nhiên tập trung cơ bản trong Chỉ thị số 12-CT/TW
(1992); được khẳng định lại trong Chỉ thị Số 44/CT/TW ngày 20/7/2010 của Ban Bí
thư và được quán triệt trong Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 2/12/2004 của Thủ tướng
Chính phủ, gồm các vấn đề như:
Quyền
con người là giá trị chung của nhân loại.
Quyền con người bắt nguồn từ phẩm giá
con người. Mỗi quốc gia khi tham gia các công ước quốc tế về quyền con người đều phải
có những cam kết nhất định về nghĩa vụ và trách nhiệm. Đảng và Nhà nước Việt Nam khẳng định quan điểm và trách nhiệm của mình khi giải quyết các vấn đề
liên quan đến quyền con người mang tính toàn cầu.
Trong xã hội phân
chia giai cấp đối kháng, khái niệm quyền con người mang tính giai cấp sâu sắc
Trong xã hội có đối kháng giai cấp, việc bảo đảm thực hiện quyền con
người mang tính giai cấp sâu sắc. Con người sinh ra vốn
dĩ đã có quyền, quyền đó tồn tại dưới dạng những nhu cầu bức thiết, những yêu
sách hợp lý. Nhưng, để trở
thành quyền thực sự cần đến yếu tố pháp luật. Mà pháp luật bao giờ cũng là pháp
luật của các chế độ chính trị khác nhau, nội dung của nó được ghi nhận trong
khuôn khổ bảo đảm trước hết lợi ích của giai cấp thống trị xã hội. Do vậy,
quyền con người mang tính giai cấp sâu sắc, trong thực tế không thể có một thứ
quyền trừu tượng siêu giai cấp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét