Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2022

Quyền con người là mục tiêu, động lực của sự phát triển xã hội, không tách dời nghãi vụ công dân


Quyền con người thể hiện trong quyền công dân và được pháp luật bảo hộ. Đảm bảo bằng pháp luật là một trong những điều kiện quan trọng nhất để các quyền con người, quyền công dân được thực hiện. Quyền con người, quyền công dân khi được hiến pháp, pháp luật ghi nhận trở thành độc lập đối với bất kỳ quyền uy nào, kể cả các cơ quan, viên chức nhà nước cao nhất.

Từ khi có Luật quốc tế về quyền con người ra đời, vấn đề quyền và nghĩa vụ cũng đồng thời đặt ra. Nguyên tắc này được chia sẻ rộng rãi ở mọi quốc gia và cơ chế quyền con người khu vực. tuy nhiên những người cổ vũ cho thuyết “quyền con người phổ biến”, “quyền con người tuyệt đối”…đã bác bỏ nghĩa vụ, trách nhiệm cá nhân khi thực hiện quyền con người. Ngay cả hiện nay vẫn có học giả phương Tây cho rằng: “quyền con người không kèm nghĩa vụ”. Theo quan điểm này khi nói quyền con người thì chỉ để cập trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nước, chứ không nói đến trách nhiệm của cá nhân. Do đó nhà nước phải có nghĩa vụ tôn trọng, thực hiện quyền con người chứ không phải “ban phát” quyền con người; cá nhân có quyền được đấu tranh để nhà nước phải tôn trọng, thực hiện các quyền con người…Quan điểm này đã có tác động vào Việt Nam, dẫn đến những nhận thức mơ hồ về trách nhiệm cá nhân khi hưởng thụ quyền.

Bàn về vấn đề này C.Mác viết “Không có quyền lợi nào mà không có nghĩa vụ, không có nghĩa vụ nào mà không có quyền lợi”. Trên thực tế, ở bất cứ quốc gia nào, người dân cũng phải thực hiện những nghĩa vụ nhất định, theo quy định của pháp luật, không chỉ trên tư cách công dân mà còn cả tư cách con người đối với xã hội mà mình đang sống. UDDHR cũng ghi nhận: “ Mỗi người đều có những nghĩa vụ đối với cộng đồng mà chính trong đó nhân cách của bản thân có thể phát triển tự do và đầy đủ” (Điều 29). Lời nói đầu 2 công ước quyền con người quan trọng nhất (năm 1966) cũng đều nhấn mạnh, “mỗi cá nhân trong khi được hưởng các quyền cần tôn trọng tự do của người khác và tôn trọng trật tự xã hội, lợi ích của cộng đồng”. Việc Luật quốc tế về quyền con người hạn chế một số quyền con người cũng với một ý nghĩa như vậy. Văn kiện quyền con người ở hầu hết các khu vực đều nhấn mạnh nghĩa vụ trong khi thực thi các quyền con người…

Thực tế nói trên là cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng khẳng định “Quyền dân chủ tự do của mỗi cá nhân không tách rời nghĩa vụ và trách nhiệm công dân. Dân chủ phải đi đôi với kỷ cương, pháp luật”

  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét