Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

Sự thất bại của những kẻ phủ nhận độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

 

Vấn đề độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành tâm điểm chống phá của các thế lực thù địch. Những người có quan điểm đối lập với Đảng, Nhà nước và nhân dân ta ngạo mạn cho rằng, “Việt Nam không thể có độc lâp dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”; việc “níu kéo mục tiêu độc lâp dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội” chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam “bảo thủ, trì trệ”. Theo họ, đây là “sai lầm nghiêm trọng” của Đảng ta.

 Họ khẳng định các nước lựa chọn và đi theo con đường tư bản chủ nghĩa là “sáng suốt”, “đúng quy luật khách quan”, biết “thức thời, hợp mốt”. Hơn thế, họ cho rằng, Đảng Cộng sản Việt Nam tự tách ra khỏi vòng quay lịch sử, đang bị “gạt ra lề cuộc sống”, “một mình một chợ”, “một mình chơi một bàn cờ”, v.v..

Cần nhận thức rõ rằng, Đảng ta từ khi ra đời đến nay, hơn 92 năm lãnh đạo cách mạng Việt Nam đều nhất quán khẳng định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn, đã trở thành mục tiêu và lẽ sống của nhân dân ta. Hơn ai hết, chúng ta ý thức sâu sắc: độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa xã hội là cơ sở chắc chắn bảo đảm cho độc lập dân tộc. Đây là hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam đã ăn sâu vào tâm trí và hành động của mỗi người dân Việt Nam yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.

Chúng ta tiếc thay cho một số nước khác dù có được nền độc lập dân tộc nhưng do mâu thuẫn nội bộ sâu sắc và sự tranh giành quyền lực gay gắt giữa các phe phái, các lực lượng chính trị có lợi ích đối lập, làm cho đất nước kiệt quệ, mất ổn định chính trị, kinh tế không phát triển, nhân dân không có cuộc sống bình yên, thành quả cách mạng thông thể giữ vững, rơi vào các thế lực phản động. Điều đó khẳng định rằng, chỉ có độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới thật sự là hệ giá trị đã được lựa chọn kỹ lưỡng, đúng đắn, chính xác và là mục tiêu, lý tưởng cần có, phải giữ vững để nhân dân Việt Nam phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, dưới ngọn cơ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam, tin tưởng và kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta nhất định hiện thực hóa thành công mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sớm đưa đất nước ta đi đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc, trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Điều ấy đã được kiểm chứng bởi lịch sử dân tộc và truyền thống yêu nước, chí căm thù giặc của nhân dân ta. Vì vậy, ngay sau khi thực dân Pháp đặt chân lên đất nước Việt Nam, các sĩ phu yêu nước đã lãnh đạo nhân dân ta khởi nghĩa, chống lại quân xâm lược. Bằng xương máu và ý chí quyết tâm, bằng sự đoàn kết và lòng dũng cảm, nhân dân ta đã kiên cường chiến đấu, giáng cho quân xâm lược những đòn chí mạng. Thế nhưng, các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã bị dìm trong biển máu. Giai cấp phong kiến và đại diện cho các thế lực tư sản dân tộc đã không thể giải quyết được vấn đề độc lập dân tộc ở Việt Nam. Tình hình nước ta đầu thế kỷ XX rất “đen tối, không có đường ra”.

Trong bối cảnh ấy, chủ nghĩa Mác – Lênin ra đời, cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, đã chỉ ra con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản để xóa bỏ chế độ áp bức, bóc lột, bất công và giai cấp công nhân là “người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản”. V.I. Lênin đã chỉ ra rằng, muốn giành độc lập dân tộc trước hết giai cấp công nhân phải giành lấy chính quyền về tay mình, rồi sau đó dựa vào chính quyền để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chính sự vận động, phát triển của phong trào công nhân quốc tế đã đem đến cho giai cấp công nhân một “công cụ nhận thức vĩ đại” để “cải tạo thế giới” là chủ nghĩa Mác – Lênin.

Nhờ có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng, dẫn đường, Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã giành thắng lợi, làm cho chủ nghĩa tư bản “đau đầu”, không thể “kê cao gối để ngủ” bởi từ sau cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga “rung chuyển thế giới”, đã mở ra thời đại mới, thời đại quá độ lên chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa tư bản bị sụp đổ “một mảng lớn” và “trật tự thế giới do chủ nghĩa tư bản sắp đặt” đã bị đảo lộn, cái “xiềng xích” giam hãm thế giới cần lao đã bị chặt đứt, điều “định mệnh của cây thánh giá bằng vàng ngự trị trên lâu đài nhận thức của chủ nghĩa tư bản” đã trở thành ảo tưởng, bị lung lay và nghi ngờ. Cách mạng Tháng Mười Nga đã tạo ra phản ứng dây chuyền, lan tỏa, làm nảy sinh hàng loạt cuộc đấu tranh giải phóng, trong đó có cách mạng Tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam.

Với sự “rung chuyển thế giới” của Cách mạng Tháng Mười Nga, tính chất thời đại đã thay đổi căn bản, con đường, mục tiêu, phương pháp và lực lượng cách mạng cũng thay đổi; lịch sử thế giới đã sang trang mới, nhân loại đã được thức tỉnh. Thời kỳ “làm mưa làm gió của chủ nghĩa tư bản” đã chấm dứt, sự u mê, an phận của người dân vơi dần. Nhân dân Nga dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga (b) đã lật đổ ách thống trị của giai cấp tư sản và phong kiến, bắt đầu xây dựng chế độ xã hội mới: chủ nghĩa xã hội. Rõ ràng, phải có độc lập dân tộc thì mới có thể đi lên chủ nghĩa xã hội. Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không thể tách rời nhau.

Những diễn biến mang tính bước ngoặc của thời đại mới đã lan truyền đến Việt Nam, nơi mà sự tàn bạo của thực dân Pháp đã “chuẩn bị sẵn đất rồi”, chủ nghĩa xã hội chỉ còn làm cái việc gieo hạt giống giải phóng dân tộc. Chính trong bối cảnh lịch sử ấy, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã gánh vác trọng trách lịch sử dân tộc giao phó: gieo hạt giống cách mạng ở quê hương Việt Nam. Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến gặp chủ nghĩa Mác – Lênin và lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại; mở lớp đào tạo cán bộ cho cách mạng, mở ra thời kỳ phát triển mới của đất nước. Với sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các đồng chí của mình đã ghi dấu son vào lịch sử Đảng và lịch sử dân tộc; đã kết hợp chặt chẽ nhân tố dân tộc và giai cấp, quốc gia và quốc tế, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên quê hương – Tổ quốc Việt Nam, làm cho lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thấm đẫm bản chất Đảng Cộng sản mác xít. Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ văn tắt, Đảng đã chỉ ra con đường của cách mạng Việt Nam: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Đó là Lời hiệu triệu và Tuyên bố đanh thép của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã bác bỏ mọi luận điệu sai trái với luận điệu: “Việt Nam phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa mới giải phóng được dân tộc” của các thế lực thù địch. Lời hiệu triệu và Tuyên bố đanh thép của Đảng đã trở thành mục tiêu, định hướng hình thành con đường cách mạng cho dân tộc Việt Nam và nhờ nó, nhân dân ta đã đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Rõ ràng, lựa chọn mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội của Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta là hoàn toàn đúng đắn, xét về mặt lịch sử, nó hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của Cách mạng Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; xét về mặt lô gic, sự vận động ấy là một tất yếu khách quan; xét về nhu cầu, nó xuất phát từ tâm tư, mơ ước, khát vọng được sống trong hòa bình, độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam; xét về giá trị xã hội và nhân văn, đó là một giá trị cơ bản, quyết định sự phát triển của quốc gia – dân tộc Việt Nam hôm qua, hôm nay và mai sau.

Sự lựa chọn này đã khắc phục được những hạn chế, khuyết điểm của ý thức hệ phong kiến và tư sản trong nhận thức và giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. Nhờ đó, độc lập dân tộc thể hiện sâu sắc ở các nội dung: độc lập về chính trị, kinh tế, văn hóa, đối ngoại; xóa bỏ tình trạng áp bức, bóc lột và nô dịch người; khẳng định sự tự do, bình đẳng, công bằng, quyền tự quyết của dân tộc, không có sự can thiệp của nước ngoài. Đây là cơ sở vững chắc để xóa bỏ tình trạng người bóc lột người do chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất sinh ra; là điều kiện để thực hiện triệt để nhiệm vụ giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người và giải phóng nhân loại như các nhà kinh điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin đã xác định. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đạt được mục tiêu cao cả, tốt đẹp ấy. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành hệ giá trị phát triển của Việt Nam dưới ngọn cờ bách chiến bách thắng của Đảng.

Với sự lựa chọn hệ giá trị mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn ngàn khó khăn, gian khổ, giành những thắng lợi vĩ đại: Cách mạng Tháng Tám thành công năm 1945, nước Việt Nam dân chủ, cộng hòa ra đời, đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới: độc lập, tự do, ấm no, hạnh phúc. Sau đó, nhân dân ta đã đánh thắng hai đế quốc đầu sỏ là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, Nam – Bắc thống nhất một nhà, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, tiến hành công cuộc đổi mới đất nước hơn 35 năm qua, đã giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Sự thật ấy bác bỏ mọi quan điểm sai trái, phản động. Sự thật ấy chứng tỏ tính độc lập, tự chủ, tự lực tự cường để nước ta từ một nước thuộc địa, nửa phong kiến trở thành một quốc gia độc lập, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhân dân ta từ thân phận nô lệ, lầm than, bị áp bức, bóc lột, đã trở thành chủ nhân xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Thành tựu ấy khẳng định độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội đối với nước ta không chỉ là mục tiêu, là nhu cầu, là cương lĩnh hành động, là ngọn cơ hiệu triệu, mà còn là niềm tin, động lực thúc đẩy nhân dân Việt Nam tiến lên giành thắng lợi mới nhờ gắn kết chặt chẽ hai sức mạnh độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội thành một sức mạnh mới để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nhìn lại lịch sử thế giới, chúng ta cảm nhận sâu sắc giá trị, ý nghĩa của độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà nhân dân ta xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều ấy không hề dễ dàng, không phải là ngẫu nhiên, muốn là có ngay được. Thành quả cách mạng mà nhân dân ta có được ngày hôm nay là nhờ có quá trình xây dựng và phát triển, chúng ta đã vượt qua nhiều lực cản, những hạn chế, khuyết điểm trong thực hiện nhiệm vụ kiến tạo và xây dựng nền độc lập dân tộc để đi tới chủ nghĩa xã hội.

Cùng với đó, bằng mắt mình, chúng ta đã chứng kiến nhiều cảnh đau thương, mất mát diễn ra trên thế giới, nhất là sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội theo mô hình Xô viết ở Liên Xô, Đông Âu – nơi đã giành được độc lập dân tộc nhưng mắc mưu “diễn biến hòa bình” và sai lầm về đường lối chính trị nên nền độc lập ấy đã bị đánh cắp bởi sự chia rẽ dân tộc sâu sắc và sự can thiệp từ bên ngoài, sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch.

Chúng ta tiếc thay cho một số nước khác dù có được nền độc lập dân tộc nhưng do mâu thuẫn nội bộ sâu sắc và sự tranh giành quyền lực gay gắt giữa các phe phái, các lực lượng chính trị có lợi ích đối lập, làm cho đất nước kiệt quệ, mất ổn định chính trị, kinh tế không phát triển, nhân dân không có cuộc sống bình yên, thành quả cách mạng thông thể giữ vững, rơi vào các thế lực phản động. Điều đó khẳng định rằng, chỉ có độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mới thật sự là hệ giá trị đã được lựa chọn kỹ lưỡng, đúng đắn, chính xác và là mục tiêu, lý tưởng cần có, phải giữ vững để nhân dân Việt Nam phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng, dưới ngọn cơ bách chiến bách thắng của cách mạng Việt Nam, tin tưởng và kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, nhân dân ta nhất định hiện thực hóa thành công mục tiêu dân giầu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, sớm đưa đất nước ta đi đến bến bờ vinh quang, hạnh phúc, trở thành một nước phát triển, có thu nhập cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét