Hầu hết những người phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn thường lập luận, thế giới ngày nay đã phát triển vượt bậc, mọi thứ đều đã khác, hệ thống tư bản chủ nghĩa đã thay đổi nhiều đến mức không còn nhận biết được so với hệ thống tư bản chủ nghĩa thời C.Mác nghiên cứu, do đó chủ nghĩa Mác - Lênin đã lạc hậu, tư tưởng của C.Mác không còn phù hợp! Nhưng những lời chống đối ấy đã cố tình lờ đi sự thật là: Chủ nghĩa Mác - Lênin là sự phê phán sâu sắc nhất, khoa học nhất đối với những bất công, bất bình đẳng. Đó là hệ tư tưởng phản biện duy nhất đã và đang làm thay đổi thế giới theo hướng ngày càng công bằng và tốt đẹp hơn. Cũng có nghĩa, chừng nào xã hội hiện đại còn có những bế tắc, khủng hoảng thì chừng đó chủ Nghĩa Mác - Lênin vẫn tồn tại và phát triển cấp tiến hơn. Một điều chắc chắn là các thế hệ tiếp nối tư tưởng đương nhiên sẽ làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin không thể lỗi thời.
Chúng ta thấy rằng, những điều tưởng như hiển nhiên trong cuộc sống của loài người hôm nay như: trẻ em được đến trường chứ không phải đi làm; phụ nữ được giải phóng và bình đẳng với nam giới; người lao động làm việc 8h một ngày, thời gian rảnh không bị ai quản thúc; y tế được chăm sóc toàn dân; giáo dục được phổ cập; người nghèo được quan tâm, người có hoàn cảnh đặc biệt được chia sẻ...tất cả những điều tưởng chừng như hiển nhiên hôm nay không phải ngẫu nhiên có được mà chính sự thật là nhờ sự thức tỉnh được chỉ ra từ lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin. Chúng ta phải biết ơn Mác và những nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác - Lênin, bởi chính họ mang đến, gieo mầm để những sự thật tốt đẹp đó từng ngày hiển hiện khắp hành tinh.
Khác với tất cả các học thuyết trước đó hoàn toàn chỉ là nhận thức thế giới, với chủ nghĩa Mác – Lênin, vấn đề không chỉ có nhận thức, mà điều quan trọng phải là cải tạo thế giới, nghĩa là làm cho thế giới thay đổi, làm cho thế giới tốt đẹp hơn. C.Mác luôn ý thức được bản chất không ngừng vận động của cái hệ thống tư bản chủ nghĩa mà ông phản bác. Chính nhờ C.Mác mà loài người có được những khái niệm về các hình thái lịch sử khác nhau đã song hành hoặc kế tục nhau tồn tại của tư bản: tư bản thương mại, tư bản nông nghiệp, tư bản công nghiệp, tư bản độc quyền, tư bản tài chính, đế quốc… C. Mác còn nhìn thấy trước được cái mà giờ đây chúng ta gọi là “toàn cầu hóa”.
Sự thật là, tại thời điểm C.Mác và Ph.Ăngghen viết Tuyên ngôn đảng Cộng sản, ở khắp Châu Âu và Hoa Kỳ, trẻ em từ 5 đến 14 tuổi phải làm việc phổ biến trong các ngành nông nghiệp, nhà máy, hầm mỏ hay bán báo, thậm chí phải làm đến 12h/ngày. Tuyên ngôn Cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen đã không khoan nhượng tình trạng ấy, các ông yêu cầu giáo dục miễn phí cho trẻ em trong các trường học công và xóa bỏ bóc lột trẻ em trong các nhà máy. Các nhà sáng lập Chủ nghĩa Mác đã khởi xướng và bắt nhịp cho dàn đồng ca khắp thế giới để ngăn chặn chấp dứt lao động trẻ em và đưa trẻ đến trường. Cũng chính ở thời điểm đó, người phụ nữ ở Mỹ và các nước Châu Âu vốn có địa vị thấp kém hơn so với đàn ông, họ bị coi như nô lệ trong gia đình, thậm chí bị coi như là một món món hàng để giới tư sản mua bán, trao đổi, quyền công dân của họ bị tước bỏ, không được bỏ phiếu bầu cử và cũng chẳng được tham gia bất cứ hoạt động chính trị nào. C.Mác và Ph.Ăngghen đã tố cáo gay gắt sự bất công ấy, nhưng quan trong hơn, các ông không chỉ vách trần nguồn gốc sự bóc lột tư bản đối với nữ giới mà còn chỉ ra con đường giải phong phụ nữ thành công. Đó là một tầm cao mà tại thời điểm đó tư tưởng nhân loại chưa thể vươn tới.
Đối với nhân loại cần lao, quyền bình đẳng là cái mà họ phải phấn đấu đấu tranh cả đời, nên ai ai cũng rất hiểu và thấm thía. Khi ấy giới tư bản chỉ tập trung làm giầu trong một số ít giai cấp tư sản, còn đại bộ phận nhân dân không được bảo vệ trước áp bức, bất công. Nơi nào có áp bức tất yếu nơi đó có đấu tranh. Dự báo của C.Mác về việc đấu tranh rút ngăn thời gian lao động từ 14, 15h/ngày xuống còn 8h/ngày trở thành mục tiêu quan trọng được tuyên bố trong Quốc tế Cộng sản I, sau này tiếp tục được nêu trong Quốc tế Cộng sản II để rồi từ ngày 1/5/1890, Quốc tế lao động đầu tiên ra đời với quy mô toàn thế giới cùng hiệp lực, cùng đấu tranh đã biến ngày làm 8h thành hiện thực.
Có lẽ chính bởi sự vạch trần và phê phán gay gắt, quyết liệt đến tận cốt tử về bản chất của CNTB nên CNTB trở lên thù hận Chủ nghĩa Mác - Lênin, thậm chí họ còn ngông cuồng coi đó như là một bóng ma cần phải trừ khử. Thế nhưng chính sự phê phán của Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khiến CNTB tự biến đổi, tự sửa chữa những sai lầm của mình như, xây dựng các nhà nước phúc lợi hay tìm cách thu hẹp khoảng cách giầu nghèo nhằm điều hòa mâu thuẫn xã hội, mâu thuấn giai cấp. Thực tế CNTB không phải đi từ tờ giấy trắng để có sự tốt đẹp. Để có thành tựu hôm nay, CNTB đã để lại trên con đường đi của mình biết bao mồ hôi, xương máu của con người. Biết bao người da đen, da đỏ, da vàng đã phải bị giết chóc, tù đầy, biết bao người lao động đã bị hành hạ, bóc lột đến tận xương tủy…để họ xây dựng chế độ như ngày nay?
Jacques Derrida, một nhà triết học người Pháp viết trong tác phẩm “Những bóng ma của Mác” cho rằng: "con người trong xã hội hiện đại, dù là những người theo Chủ nghĩa Mác - Lênin hay những người phê phán C.Mác cũng gắn chặt với C.Mác. Sẽ không thể có tương lai nếu không có các di sản của C.Mác". Ông khẳng định: “cần phải trở về với Mác để chống lại cái "trật tự thế giới mới" của thị trường tư bản chủ nghĩa”. Còn Tery Eagleton, giáo sư Trường Đại học Tổng hợp Lancaste Vương quốc Anh thì viết trong cuốn “Vì sao Mác đúng?” rằng: "Chủ nghĩa Mác giống như bác sỹ, khi mà cơ thể khỏe mạnh sẽ không để ý, song một khi CNTB gặp vấn đề nghiêm trọng thì chủ nghĩa Mác lại phát huy tác dụng phê phán vốn có của mình. Chính Mác đã thúc đẩy những thay đỏi tích cực của các nước tư bản". Đối với các đảng cộng sản, đảng công nhân, đảng dân chủ xã hội và loài người tiến bộ, hàng tỉ người trên khắp thế giới vẫn khẳng định học thuyết của C.Mác có giá trị thời đại, vững bền.
Linh hồn và sự sống của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là phương pháp luận, những đòi hỏi đổi mới và sáng tạo không ngừng. Nhưng nguyên lý này không chỉ đúng trong thế kỷ trước, trong thế kỷ này mà còn đúng cho những thế kỷ sau, vì đó là những quy luật khách quan. Một số người chống đối chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ tập trung phê phán 3 người sáng lập C.Mác, Ph.Ăngghen, VI. Lênin mà tách rời tư tưởng hoặc tìm cách đối lập tư tưởng của họ với những người tiếp nối về sau. Họ cố tình lời đi sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin trong hơn một thế kỷ qua mà chỉ nhằm vào mục tiêu chứng minh chủ nghĩa Mác - Lênin là lỗi thời, giáo điều, hay xa rời thực tiễn. Cách suy luận siêu hình đó tất yếu sai lầm. Tiếp nối C.Mác, VI.Lênin khắp thế giới có nhiều nhà tư tưởng kiệt xuất. Ở Việt nam, chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ vận dụng tài tình chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn Việt Nam mà còn cống hiến, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tạo nên những tư tưởng tầm vóc lịch sử, những cuộc cách mạng chấn động địa cầu, đẩy lùi chiến tranh xâm lược của Đế quốc, thực dân, những nô dịch, áp bức, bất công để thiết lập lên nền tảng của cuộc sống độc lập, tự do và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Tiếp sau Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo thành công hơn 30 năm đổi mới tạo ra sự biến đổi về chất, từ một đất nước bị bóc lột, tàn phá đến quyệt quệ, bị cô lập, chống phá quyết liệt sau chiến tranh thành quốc gia tự tin hội nhập cùng thế giới. Bởi vậy, chính sự nối tiếp một cách biện chứng và bản chất sáng tạo, luôn phát triển của mình làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin không thể lỗi thời hay lạc hậu.
Sức sống của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ bởi tính lôgic, khoa học mà còn tính nhân văn, nhân bản trong mục tiêu, đích đến. Giá trị thời đại trong chủ nghĩa Mác chính là sự hiện tồn những giá trị tốt đẹp của CNXH. CNXH liệu có xa xôi đến mức không tưởng? Thực ra không cần tìm kiếm đâu xa, chỉ nhìn rất gần xung quanh chúng ta, rất nhiều người dù thành đạt hay chưa thành đạt lắm vẫn dành thời gian đều đặn tham gia nấu những bữa cơm cho người bệnh, vui vẻ chung tay xây dựng những chương trình từ thiện, lo những xuất ăn cho người nghèo… Dù là chủ doanh nghiệp hay cán bộ, nhân viên, thỉnh thoảnh lại chi ra một số tiền cho hoạt động thiện nguyện và trực tiếp thực hiện những chương trình của mình. Không những thế, họ rất chu đáo, tậo tâm với công việc này, vẫn quan tâm chi sẽ nỗi lo, niềm vui vì lợi ích của người khác, cho dù thế giới đang khủng hoảng tài chính hay nền kinh tế gặp khó khăn.
V.I.Lênin gọi những người quan tâm đến lợi ích của những người bà con xa là những người của CNXH. Ở Việt Nam, sự tự nguyện, tự giác chăm lo cho người khác ngày càng được nhân lên nhiều mô hình phong phú: những phụ nữ làm tủ bánh mì miễn phía cho người cơ nhỡ; những người đàn ông bơm, vá xe miễn phí cho sinh viên, người lao động nghèo; góc đường phố có bình nước mát miễn phí ai đó đặt... Trong kinh tế thị trường ai cũng vất vả kiếm sống không dễ, nhưng chia sẻ với nhau bằng tấm lòng vị tha, nhân ái thì không phải là xã hội nào cũng có. Họ có lẽ chưa hiểu đầy đủ về CNXH, CNCS nhưng họ đã có hành động như vậy đấy.
CNXH không phải là sản phẩm của C.Mác, của Ph.Ăngghen, của VI.Lênin. Ngay từ thế kỷ VII, VIII, các nhà tư tưởng ở phương Đông đã mơ về một xã hội không còn người lầm than, không còn người lê la ở nơi hang cùng, xóm vắng nữa. Thuật ngữ CNXH đã bắt đầu xuất hiện trước lúc C.Mác sinh ra hơn 100 năm. Có điều, làm thế nào để xây dựng được một xã hội như vậy thì các nhà tư tưởng lúc đó chưa tìm ra được con đường, thế cho nên người ta gọi CNXH không tưởng. Chỉ đến khi C.Mác và Ph.Ăngghen phát hiện ra cơ sở lịch sử để thực hiện lý tưởng XHCN thì CNXH mới không còn là một “bóng ma”. Các ông đã tìm thấy ở đó lực lượng, điều kiện mà những người trước đó không tìm thấy. Với Tuyên ngôn Đảng Cộng sản 1848, CNXH được khẳng định là một thực thể, một sự tồn tại có thật và đang lớn lên từng ngày, trở thành lực lượng khuynh đảo thế giới, cân bằng lại thế giới đang trong thời của bờ vực rạn vỡ.
CNXH mới được hơn 100 năm kể Cách mạng tháng Mười. Nếu nhìn rộng ra CNTB có tận 500 năm lịch sử. Thế nên nếu chỉ nhìn vào sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu những năm 90 mà vội kêu lên CNXH đã cáo chung thì hoàn toàn sai lầm. CNXH là chủ nghĩa cộng đồng, tư tưởng cộng đồng không dễ gì bác bỏ, tiêu vong được. Nhân loại đã đi qua rất nhiều chặng đường và lịch sử của CNXH cũng đã trải qua những bước thăng trầm tất yếu với 4 lần khủng hoảng, điều đó cho thấy sức sống của một lý tưởng không hề bằng phẳng. Các thế lực thù địch công kích nó đã đành, nội tại bản thân nó cũng phải đấu tranh để tồn tại và phát triển. C.Mác và Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “CNCS không phải là một lý tưởng hay một khuân mẫu để chạy theo. Đối với chúng tôi CNCS là sự vận động của đời sống hiện thực”. Con đường đi lên CNXH sẽ không bằng phẳng mà còn rất nhiều gập ghềnh, thử thách, thậm chí phải trả giá bởi những thất bại tạm thời, bởi đó không phải con đường có sẵn, mà muốn đi lên phải tìm tòi, thử nghiệm, điều chỉ, sửa chữa, đục kết, hoàn thiện… Để có một chế độ xã hội tốt đẹp phải trải qua quá trình xây dựng. Đó là con đường tất yếu mà xã hội nào cũng phải trải qua. CNXH mà Hồ Chí Minh quan niệm là độc lập, tự do, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Một nước XHCH tức là một nước có cuộc đời ấm no, bình đẳng, tự do và độc lập. Ba mục tiêu mà chúng ta hướng tới đó là độc lập, tự do và hạnh phúc. Đó là mục tiêu sống còn, là đích đến cuối cùng mà chúng ta xây dựng. Lựa chọn con đường nào để đi đến chân trời tươi sáng là quyền của mỗi quốc gia, dân tộc. Người ta có thể nghi ngờ, nhưng rõ ràng ở Việt Nam hiện nay phát triển theo CNXH là con đường duy nhất đúng. Để đạt được mục tiêu ấy con đường đi lên của chúng ta không phải là con đường tư bản đã đi, mà là đi theo con đường XHCN. Một đất nước ổn định về chính trị, yên bình về xã hội, an toàn về quốc phòng an ninh để phát triển kinh tế, thu hút đầu tư phải là một nước Việt Nam của con người CNXH. Khi đất nước đã bước qua những năm tháng chiến tranh đói khổ, trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH ở Việt Nam tiến lên một bước mới: Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Thế giới đã đổi thay, thế nhưng thực tiễn xã hội cũng như sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ vẫn không đưa ra được bằng chứng xác thực nào để bác bỏ nguyên lý căn bản của triết học Mác - Lênin. Hơn thế, đi ngược về các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong thế kỷ này, tức là trên dưới 150 năm học thuyết Mác ra đời người ta buộc phải tìm lại giá trị Mác để tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng đương thời, bởi Mác đã mô tả hoàn toàn chính xác về quy luật phát triển của CNTB. Cho đến hôm nay, chính nội tại của các nước Tư bản, đằng sau sự hào nhoáng thì con người phải đối diện với những bất an, bất lực, phân biệt chủng tộc, khoảng cách giầu nghèo, xung đột, khủng bố, bạo lực và bất ổn chính trị xã hội. Và cũng chính ở đó, sự an hòa, yên bình, người với người sẻ chia của xã hội XHCN lại là những chân trời mà nhân loại khao khát vươn tới.
Hơn 100 năm qua tư tưởng của các nhà kinh điển đã vượt qua thử thách của thời đại cũng như sự công kích, chống phá của các thế lực thù địch. Tuy nhiên, bất chấp mội công kích, bôi nhọ, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin vẫn vững vàng và phát huy vai trò trong thời đại mới. Sự quan tâm của các nhà nghiên cứu đối với tư tưởng Mác ngày càng tăng như một đơn đặt hàng của lịch sử./.
Hải Đăng ST
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét