Tham
nhũng là vấn nạn của nhiều quốc gia
Thực chất, tham nhũng là hiện tượng xã hội đã xuất hiện sớm trong lịch sử loài người, nó tồn tại trong mọi chế độ chính trị khác nhau, gắn liền với nhà nước và quyền lực. Bản chất của tham nhũng gắn liền với quyền lực chính trị và quyền lực kinh tế và cho dù chế độ chính trị nào, chủ nghĩa xã hội hay tư bản chủ nghĩa, chế độ một đảng cầm quyền hay đa đảng thay nhau cầm quyền thì vẫn có nạn tham nhũng. Một số ví dụ điển hình về tham nhũng ở các nước có chế độ đa đảng đối lập, đa nguyên chính trị như: Vụ Watergate - vụ bê bối về quyền lực chính trị để trục lợi từ 1972 - 1974 của Tổng thống Mỹ Richard Nixơn. Trước nguy cơ bị Quốc hội phế truất ngày 9/8/1974, Tổng thống Mỹ Richard Nixơn buộc phải từ chức, đây là Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử nước Mỹ phải từ chức khi đang là Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai.
Tổng
thống Philippines Joseph Estrad (1998 - 2001) phạm tội tham nhũng phải ngồi tù
chung thân; Thủ tướng Ukraine (1996 - 1997) Pavlo Lazarenko đã biển thủ 200
triệu USD từ ngân sách nhà nước (tương đương nửa triệu USD/ngày trong thời gian
làm Tổng thống) phải bỏ trốn sang Hoa Kỳ; Tổng thống Hàn Quốc Park Geun - hye
bị Quốc hội Hàn Quốc phế truất vào tháng 12/2016 do bị buộc tội tham nhũng,
dính líu đến vụ bê bối chính trị dùng quan hệ cá nhân để tăng ảnh hưởng và trục
lợi tài chính…
Tham
nhũng là một vấn đề nan giải, một căn bệnh nhức nhối với những biến dạng rất
phức tạp, đang hoành hành trên nhiều lĩnh vực, gây ra những hậu quả tiêu cực ở
các quốc gia với chế độ xã hội khác nhau. Vì vậy, đấu tranh bài trừ tham nhũng
được các nước rất quan tâm, thực hiện bằng nhiều hình thức, biện pháp, trên
nhiều phương diện như pháp luật, hành chính, chính trị, kinh tế, đạo đức, văn
hóa, lối sống… Trung Quốc ban hành các văn bản quy định về giáo dục đạo đức và
xây dựng tác phong liêm chính trong cán bộ Đảng và Nhà nước.
Trong
khi đó, Luật Chống tham nhũng (năm 1989) của Singapore cho phép tòa án tịch thu
tài sản của công chức nếu họ không giải thích được nguồn gốc tài sản đó. Thái
Lan yêu cầu các cơ quan chức năng phải xem xét tất cả đơn thư tố giác của người
dân về tham nhũng, dù có ký tên hay không ký tên. Một số nước như Colombia,
Brazil… còn thiết lập các đường dây nóng để thu nhận tin tức về tội phạm nói
chung và tham nhũng nói riêng.
Không thể phủ nhận kết quả PCTN,
TC ở Việt Nam
Ở nước
ta, cuộc chiến PCTN,TC đang được Đảng, Nhà nước và nhân dân tiến hành mạnh mẽ,
quyết liệt, bài bản, đi vào chiều sâu với quan điểm “không có vùng cấm” và đã
đạt nhiều kết quả cụ thể rất quan trọng, toàn diện, rõ rệt. Thành quả đó để lại
dấu ấn tốt, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong toàn xã hội, được cán
bộ, đảng viên, nhân dân đồng tình, ủng hộ, đánh giá cao và quốc tế ghi nhận.
Theo số
liệu của BCĐ Trung ương về PCTN tại Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác phòng,
chống tham nhũng, từ năm 2013 đến 2020, cả nước đã có hơn 1.900 vụ án tham
nhũng bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử; 131.000 đảng viên, trong đó có hơn
110 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý (có 27 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên
Ủy viên Trung ương Đảng, 4 Ủy viên Bộ Chính trị, 30 sĩ quan cấp tướng thuộc lực
lượng vũ trang) đã bị xử lý kỷ luật. Chỉ tính riêng năm 2021, cơ quan có thẩm
quyền đã kỷ luật 618 đảng viên do tham nhũng, cố ý làm trái (tăng 132 so với
năm 2020), trong đó có 32 trường hợp thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản
lý. Đây là những con số biết nói, khẳng định công tác đấu tranh PCTN “không có
vùng cấm”, “không có ngoại lệ”.
Chính
những thành quả trong công tác PCTN đã góp phần loại bỏ những cán bộ, đảng viên
thoái hóa, biến chất, làm trong sạch đội ngũ, nhằm xây dựng Đảng ngang tầm
nhiệm vụ. Việc xử lý nghiêm minh có ý nghĩa cảnh cáo, răn đe phòng ngừa chung,
qua đó củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, chế độ; khẳng định vị thế,
uy tín của Đảng, đất nước ta trên trường quốc tế. Điều này cũng bác bỏ những
luận điệu xảo trá, suy diễn của các lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị.
Năm
2006, BCĐ Trung ương về PCTN được thành lập và được xác định là cơ quan trực
thuộc Chính phủ, do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu, có chức năng chỉ đạo, phối hợp,
kiểm tra, đôn đốc công tác PCTN trong phạm vi cả nước. Năm 2007, các BCĐ PCTN
cấp tỉnh được thành lập theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật PCTN (năm 2007) và Nghị quyết số 294A/2007/UBTVQH12, ngày 27/9/2007 của Ủy
ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, hoạt động của BCĐ Trung ương về PCTN trong
giai đoạn này còn một số hạn chế, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.
Do vậy,
Hội nghị Trung ương 5 khóa XI (năm 2012), đã quyết định tổ chức lại BCĐ về
PCTN, chuyển đổi mô hình BCĐ trực thuộc Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ đứng
đầu sang mô hình BCĐ trực thuộc Bộ Chính trị do Tổng Bí thư đứng đầu. Hội nghị
cũng quyết định không tổ chức BCĐ tỉnh, thành phố về PCTN.
Tỉnh ủy,
thành ủy trực tiếp lãnh đạo công tác PCTN và có trách nhiệm phối hợp với BCĐ
Trung ương về PCTN khi có vụ việc tham nhũng nghiêm trọng xảy ra ở địa phương.
Mục đích của sự thay đổi này nhằm tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, đẩy
mạnh công tác đấu tranh PCTN, tăng cường tính độc lập tương đối của BCĐ với các
cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp trong công tác đấu tranh PCTN.
Mô hình
BCĐ Trung ương trực tiếp do Tổng Bí thư làm Trưởng ban đã chứng minh hiệu quả
rõ rệt trong công tác PCTN. Điều đó thể hiện rất rõ ở nhiệm kỳ khóa XII, XIII
khi số lượng vụ, việc tham nhũng, kinh tế được phát hiện, xử lý tăng lên rất
nhiều. Thực tiễn hoạt động của BCĐ Trung ương là bài học kinh nghiệm quý giá để
công tác PCTN,TC ở các cấp, ngành, địa phương học hỏi, làm theo.
Chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác trong chỉ đạo PCTN
được cọ xát qua thực tiễn. Hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo đi vào nền nếp, bài bản,
khoa học. Các thành viên, các cơ quan điều tra, truy tố, xét xử, kiểm tra,
thanh tra, kiểm toán thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ. Sau khi BCĐ Trung ương
về PCTN hoạt động thể hiện được tính hiệu quả, ưu việt thì có đủ lộ trình, thời
gian và sự chuẩn bị nguồn lực phù hợp để thành lập BCĐ cấp tỉnh đủ mạnh, có
thực quyền, trở thành “cánh tay nối dài” của BCĐ Trung ương, phục vụ đắc lực
cho hoạt động PCTN, tiêu cực ở địa phương.
Tham
nhũng hiện vẫn diễn biến rất phức tạp, được xem là một trong các nguy cơ làm
chệch hướng xã hội chủ nghĩa, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Mặc dù kết
quả PCTN,TC thời gian qua đạt được là rất quan trọng song công tác PCTN,TC ở
nhiều ngành, địa phương chưa có sự chuyển biến rõ nét; tình trạng nhũng nhiễu,
tiêu cực, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong khu vực hành chính,
dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả; vẫn còn tình trạng “trên nóng,
dưới lạnh” trong đấu tranh PCTN,TC.
Một số
cấp ủy, tổ chức đảng quá trình lãnh đạo, chỉ đạo công tác PCTN,TC tại địa
phương đã bộc lộ bất cập, nhất là trong chỉ đạo phát hiện, xử lý các vụ án, vụ
việc tham nhũng, tiêu cực, do đó nhiều tỉnh ủy, thành ủy đã đề xuất, kiến nghị
thành lập BCĐ cấp tỉnh về PCTN,TC. Những tồn tại, hạn chế này do nhiều nguyên
nhân khách quan và chủ quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân từ tổ chức bộ
máy các cơ quan chức năng PCTN,TC chưa thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến
địa phương; cơ chế chỉ đạo phối hợp giữa các cơ quan chức năng PCTN,TC ở địa
phương chưa được tập trung, thống nhất.
Như vậy,
xét trên phương diện lý luận và thực tiễn, việc thành lập BCĐ cấp tỉnh về PCTN,
tiêu cực là chủ trương quan trọng, cần thiết, thể hiện rõ tinh thần triển khai
thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ Trung ương đến địa phương “trên dưới đồng
lòng, dọc ngang thông suốt!”. Đây là những cơ sở để phản bác luận điệu sai
trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch xung quanh vấn đề này./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét