Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022

Tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

 


Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hoá”. Vì vậy, những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo, nổi lên là giá trị đạo đức chính là di sản để coi trọng kế thừa, phát huy để phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Phải tôn trọng nhu cầu tinh thần, quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân các dân tộc nhằm phát huy nhân tố tinh thần trong sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo khẳng định:

Thứ nhất, công dân có quyền tự do theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Công dân được quyền thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhưng không cản trở việc thực hiện nghĩa vụ công dân với Tổ quốc. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo không có nghĩa là hoạt động tôn giáo nằm ngoài khuôn khổ pháp luật, đi ngược lại lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; không có nghĩa là lợi dụng tôn giáo để phá hoại cách mạng.

Thứ hai, người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không có tín ngưỡng, tôn giáo phải tôn trọng lẫn nhau; không ai được xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân... Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước không phân biệt đối xử với một tôn giáo nào. Người có tín ngưỡng, tôn giáo và người không tín ngưỡng, tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 Thứ ba, Nhà nước bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân bằng pháp luật. Vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân là vi phạm pháp luật, phải bị xử lý bằng pháp luật. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để gây rối, làm mất an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, chống đối Đảng, Nhà nước cũng là vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân, phải bị pháp luật xử lý.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét