Thứ Tư, 11 tháng 5, 2022

Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo

 


Luật quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, ton giáo các cấp trong quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, Mặt trạn Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và không có tín ngưỡng tôn giáo trong khối đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vêk Tổ quốc.

Luật cũng có các quy định về trách nhiệm của công dânm của người xcó tín ngưỡng, tôn giáo trong thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Luật quy định về thanh tra chuyên ngành tôn giáo; khiếu nại, tốt cáo, khởi kiện; xử lý vi phạm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo và một số biện pháp chế tài khác như đình chỉ, thu hồi, giải thể.

Luật đã giám các quy định xin, cho, bổ sung các quy định thông báo như: thông báo người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc; thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; thông báo cách chức, bãi nhiệm chức sắc, chức việc; thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo tôn giáo; thông báo kết quả đào tạo của từng khoa shọc của cơ sở đào tạo tôn giáo; thông báo mở lớp bồi dưỡng về tôn giáo cho những người không chuyên hoạt động tôn giáo; thông báo hội nghị thường niên.

Đây cũng là những quy định phù hợp với xu hướng hiện nay nhằm hạn chế sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo.

Từ nội dung cụ thể chính sách đối với tôn giáo, tín ngương như trên đây, Nhà nước còn ra các văn bản hướng dẫn thực hiện, hoặc quy định đối với một số lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng, hoặc một số tôn giáo cụ thể như: Chỉ thị số 01/2005.CT-TTg ngày 04-02-2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành; Chỉ thị số 1940/CT-TTg ngày 31-12-2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo.

Chính sách đối với tôn giáo, tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước Việt Nam đã thể hiện trách nhiệm lãnh đạo, quản lý xã hội, khi luôn quan tâm, coi trọng đời sống tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân ta, đồng thời với việc đảm bảo quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của mọi người và khẳng định đồng bào các tôn giáo là một bộ phận quan trọng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét