Thứ Năm, 12 tháng 5, 2022

Đường lối ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế của Việt Nam

 Ngay khi xung đột quân sự Nga - Ucraine diễn ra, Mỹ và các nước phương Tây đã có hàng loạt chính sách cấm vận nhằm vào kinh tế Nga. Chắc chắn rằng, không chỉ Nga mà rất nhiều nước sẽ chịu ảnh hưởng bởi những lệnh trừng phạt này. Tuy nhiên, một số tờ báo "lá cải" lại có vẻ hả hê, vui mừng, cho rằng kinh tế Việt Nam sắp “sụp đổ” theo Nga.

          Trước hết, không ai khác, các quốc gia châu Âu là các quốc gia sẽ chịu ảnh hưởng đầu tiên. Các nước này phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp nguyên liệu thô, thực phẩm và năng lượng từ Nga và Ukraine, trong khi giá cả của những mặt hàng này đã bị đẩy lên cao liên quan xung đột. Giá năng lượng và các mặt hàng đó cũng ảnh hưởng đến Mỹ và rất nhiều quốc gia khác. Về tài chính, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đồng thời bày tỏ quan ngại về một cuộc khủng hoảng đối với nền kinh tế và thị trường tài chính toàn cầu.

          Đối với Việt Nam, Vietsovpetro là công ty lớn thứ 8 ở Việt Nam và sản xuất 1/3 lượng dầu của cả nước, và Gazprom cùng Rosneft đang tham gia vào một số dự án dầu khí tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo đúng như các số liệu thì Nga chỉ đứng thứ 24 trong số các quốc gia đầu tư vào Việt Nam, kim ngạch nhập khẩu giữa hai nước cũng chỉ đứng thứ 21 trong số các đối tác thương mại của Nga. PGS.TS. Phạm Hoàng Anh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học ngân hàng, Học viện Ngân hàng cho biết kim ngạch nhập khẩu này chỉ chiếm đúng 1% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam. Nhưng vậy là có tới hơn 20 quốc gia khác đầu tư và làm ăn kinh tế với Việt Nam nhiều hơn nước Nga, và họ hoàn toàn có thể bù đắp các phần bị ảnh hưởng. Như vậy, Việt Nam có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình chung này nhưng chắc chắn là không ảnh hưởng nhiều bởi các lệnh trừng phạt từ Nga như trên các "báo lá cải rêu rao.

          Đây là biểu hiện sinh động về thành công của đường lối ngoại giao đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế mà Việt Nam luôn kiên định theo đuổi. Nhờ chính sách ngoại giao đúng đắn, Việt Nam hiện nay có nhiều hiệp định thương mại song phương với các quốc gia phát triển nhất trên thế giới, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế. Những trò ngụy biện, ném đá và “trù ẻo” đất nước về sự phụ thuộc kinh tế vào Nga hay một quốc gia cụ thể nào thực chất chỉ là “vẽ chuyện, có bé xé ra to”, thiếu hiểu biết, vì mục đích xấu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét