Phải đa dạng hóa các hình thức vận động để phù hơp
với từng đối tượng; trước hết thực hiện tốt việc vận động các chức sắc, chức
việc, các tín đồ có uy tín; sau đó là việc vận động các tín đồ tôn giáo yêu
nước; đồng thời giáo dục, động viên những tín đồ lẫm lỡ quay về với cách mạng. Thực
hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức
công tác vận động quần chúng, tín đồ các tôn giáo; biết vận dụng khai thác các
điểm tốt trong các giáo lý, đạo đức tôn giáo; chỉ rõ âm mưu, thủ đoạn lợi dụng
tôn giáo của các thế lực thù địch để đồng bào các tôn giáo nhận diện và đấu
tranh.
Căn cứ vào đặc điểm
của mỗi tôn giáo, tình hình cụ thể của mỗi địa phương, nhất là những nơi có
đông đồng bào tôn giáo để có hình thức, biện pháp vận động, tuyên truyền. Thực
hiện tốt phương châm: kiên trì, khéo léo, tế nhị, tự tin trong tuyên truyền vận
động quần chúng tín đồ, phát huy sức mạnh tổng hợp của các lực lượng, thành
phần thích hợp trong tiến hành công tác vận động quần chúng, tranh thủ tối đa sự
ủng hộ giúp đỡ của các chức sắc, nhà tu hành trong tuyên truyền vận động tín đồ
các tôn giáo. Vì vậy, phải có cơ chế, phương thức phối hợp và kế hoạch cụ thể
trong công tác vận động quần chúng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác vận động các chức sắc và
tín đồ tôn giáo vẫn giữ nguyên giá trị. Vì vậy, chúng ta cần nghiên cứu, học
tập và vận dụng điều kiện mới. Phương pháp vận động quần chúng theo tư tưởng Hồ
Chí Minh phải đạt được ba yêu cầu: “hợp thời, hợp lòng dân và chu đáo”[1]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét