Thứ Ba, 1 tháng 11, 2022

HÌNH ẢNH ẤP CHIẾN LƯỢC TRONG CHIẾN TRANH CỦA MỸ TẠI VIỆT NAM

 Ấp Chiến lược là một "quốc sách" do chính phủ Mỹ và ngụy quyền Đệ Nhất Cộng hòa Việt Nam sử dụng trong Chiến tranh tại Việt Nam từ năm đầu năm 1963 (thời kỳ Ngô Đình Diệm làm tổng thống) để đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.


Mục đích của Ấp chiến lược là để tách rời quân du kích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra khỏi nhân dân ở nông thôn hòng hạn chế quân Giải phóng xây dựng cơ sở hoạt động, ngăn chặn người dân tiếp tế cho du kích.

Giáo sư Sử học Randy Roberts nhận xét:

“Cái gọi là Chương trình Ấp Chiến lược thực chất là lùa nông dân Việt Nam ra khỏi làng quê tổ tiên của họ và nhốt họ trong những khu đất rào quanh chắc chắn giống như một nhà tù hơn là các cộng đồng thật sự".

Trong cuốn Vietnam: a History (1983), nhà sử học Stanley Karnow mô tả về tình hình các ấp chiến lược ở Long An:

“Ở đó tôi thấy chương trình ấp chiến lược bắt đầu trong thời kỳ Diệm đang trong cơn hỗn loạn. Tại một địa điểm gọi là Hòa Phú, một ấp chiến lược được xây dựng trong mùa hè năm ngoái nay trông giống như bị trúng bão. Hàng rào kẽm gai bao xung quanh đã bị phá vỡ, tháp canh bị phá hủy và chỉ một vài người dân còn ở lại...

Một lính gác địa phương giải thích với tôi rằng một số du kích Việt Cộng đã tới trong một đêm, họ vận động các nông dân hợp sức phá bỏ nó và trở về làng quê của họ. Nông dân đã ủng hộ họ...

Ngay từ đầu, ở Hòa Phú và các nơi khác, nông dân căm ghét các ấp chiến lược, nhiều người bị buộc phải dọn tới đó bởi các quan chức tham nhũng, những người đã bỏ túi phần lớn số tiền được phân bổ cho các dự án.

Nếu chiến tranh là một trận chiến để giành được sự ủng hộ của trái tim và trí óc người dân, thì Hoa Kỳ và các đối tác ở miền Nam Việt Nam chắc chắn đã đánh mất Long An.

"Cảm giác lướt qua của tôi, sau đó đã được xác nhận trong một cuộc khảo sát rộng rãi hơn được thực hiện bởi Earl Young, đại diện cấp cao của Mỹ trong tỉnh. Ông đã báo cáo vào đầu tháng 12 rằng đã có 200 ấp chiến lược ở Long An đã bị phá hủy kể từ mùa hè, bởi Việt Cộng hoặc bởi những người dân địa phương, hoặc bởi sự kết hợp của cả hai."


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét