Gần đây trên một vài
trang mạng có địa chỉ ở nước ngoài, thường viện dẫn một số trường hợp công dân
Việt Nam theo các tôn giáo vi phạm pháp luật bị các cơ quan bảo vệ pháp luật áp
dụng các biện pháp xử lý, để từ đó quy chụp nói rằng: “Việt Nam đàn áp tôn giáo”.
Đây là một sự xuyên tạc, vu cáo trắng trợn. Việt
Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Quan điểm nhất quán của Đảng Cộng
sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam là luôn tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của công dân. Quyền theo hoặc không theo tôn giáo của người
dân, bảo đảm sự bình đẳng, không phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín
ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức tôn giáo bằng pháp luật. Quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của công dân Việt Nam được quy
định rõ trong Hiến pháp và được bảo đảm trên thực tế, được tất cả những người
có lương tri trong nước và trên thế giới thừa nhận. Điều 24 Hiến pháp năm 2013
đã quy định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, cụ thể như sau: “Mọi
người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật; Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo; Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo
hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”. Cùng với việc khẳng
định trong Hiến pháp, Quốc hội, Chính phủ Việt Nam đã ban hành các luật, nghị
định, đặc biệt là Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, nhằm thể chế hóa đường lối, chủ
trương chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm cho công dân thực hiện quyền
về tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo khuôn khổ pháp luật. Ở Việt Nam có hầu hết các
tôn giáo lớn với đông đảo tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. Tôn giáo ở Việt Nam
luôn đồng hành cùng sự phát triển của đất nước Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam có
43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo đã được Nhà nước công nhận, cấp đăng ký hoạt động,
với hơn 26 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân số Việt Nam… Cùng
với việc công nhận tư cách pháp nhân, mở mang cơ sở thờ tự, các tổ chức tôn
giáo ở Việt Nam đều xây dựng đường hướng hoạt động tiến bộ theo tinh thần: Gắn
bó, đồng hành cùng dân tộc, hoạt động tôn giáo tuân thủ pháp luật, ủng hộ và
tích cực tham gia góp phần vào công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Những
đối tượng mà một số trang mạng thiếu thiện chí với Việt Nam nhắc đến họ không
phải bị bắt, bị đưa ra xét xử vì lý do tôn giáo mà là họ đã lợi dụng tôn giáo
và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân.
Một thực tế cần nhắc lại rằng, không chỉ ở Việt Nam mà với mọi quốc gia trên
thế giới, giáo dân trước hết là công dân. Trước khi thực hiện lời răn dạy của
chúa, đức phật và các đấng tối cao họ phải có bổn phận thực hiện và chấp hành
đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước. Không ai được phép lợi dụng tôn giáo để hoạt động chính trị chống pháp
Đảng và Nhà nước Việt Nam. Tôn giáo không thể đứng trên pháp luật, đứng ngoài
pháp luật. Giáo dân trước hết là công dân, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng
trước pháp luật. Khi phạm vào các tội được quy định trong pháp luật, thì dù
công dân đó có theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, theo tôn giáo nào đều
chịu sự trừng phạt của pháp luật một cách bình đẳng. Tự do tôn giáo không thể
bị đánh lận với những đối tượng lợi dụng tôn giáo để thực hiện hành vi phạm
pháp. Ở Việt Nam không có chuyện đàn áp vì lý do tôn giáo, mà chỉ có những kẻ
vi phạm pháp luật Việt Nam bị xử lý mà thôi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét