Ngày 31/3 vừa qua, qua đài Đức quốc, “luật sư nhân quyền” rởm Nguyễn Văn Đài đùng đùng nổi giận và cay cú trước phát biểu của ông PGS.TS Phạm Đức Kiên, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trên tờ Tiền phong rằng “hiện nay, đang có ‘cuộc chiến’ thông tin với các thế lực thù địch, chống phá”.
Thật ra, không phải tới phát biểu của ông Kiên, nhiều người đã biết cái điều mà ông PGS này nói. Thì đấy, bao nhiêu tin giả được tung ra hằng ngày cùng việc cảnh báo, bác bỏ nó một cách khó khăn, tốn công của không phải là “cuộc chiến” hay sao? Bao nhiêu câu chuyện dựng đứng, vu khống, thóa mạ, xuyên tạc…khiến ai cũng có thể là nạn nhân, chẳng lẽ lại là chuyện lành, không cần quan tâm, để mặc chúng tán phát, gieo rắc độc hại?
Từ cay cú, ông Đài mới làm cái việc phản bác (!), rằng: “Việt Nam có khoảng 700 tờ báo, phát thanh, truyền hình đều thuộc quyền kiểm soát của nhà nước. Mặc dù hiến pháp quy định người dân Việt Nam có quyền tự do báo chí, nhưng không có một cơ quan báo chí nào thuộc về tư nhân”
“Phản bác” của ông Đài không khỏi khiển nhiều người cả cười và khinh bỉ. Hóa ra, ông Đài đánh đồng “tự do báo chí” với tư nhân báo chí? Nói cách khác, phải có báo chí tư nhân, mới có tự do báo chí?
Lẽ ra khỏi phải mất thì giờ tranh luận thế nào là “tự do báo chí”. Bởi ai cũng hiểu, về nguyên tắc, không thể có thứ “tự do báo chí tuyệt đối”. Sự phẫn nộ của cộng đồng Hồi giáo về hành vi “khiêu khích, kỳ thị tôn giáo” có nguồn cơn từ quan điểm “Tự do ngôn luận phải chiến thắng bạo lực và sắc lệnh tôn giáo của đạo Hồi” dẫn đến vụ thảm kịch “Charlie Hebdo 2.0” tại Pháp năm 2015, chẳng phải là một bài học về việc báo chí vượt quá giới hạn khiến “tự do ngôn luận” xung đột với “tự do tôn giáo” hay sao? Hoặc nữa, là việc tờ News of the World của nước Anh, vào tháng 7/2011 phải đình bản sau hàng trăm năm hoạt động vì nhiều phóng viên báo này bị phát hiện đã làm cái việc “săn tin” qua đánh cắp thông tin cá nhân của người dân?
Hai dẫn chứng về hai tờ báo của hai quốc gia có tư nhân báo chí liệu đã đủ để bác bỏ quan điểm chỉ có báo chí tư nhân mới đảm bảo cho “tự do báo chí” của “luật sư nhân quyền” Nguyễn Văn Đài? Hay ngược lại, nó chứng minh, ở mọi quốc gia, bất luận báo chí công hay báo chí tư, đều phải hoạt động dựa nên nguyên tắc có tính nền tảng: Tuyệt đối không được xâm phạm lợi ích cộng đồng, xã hội và cá nhân. Nếu vi phạm, đó sẽ là một nền báo chí vô chính phủ, phi nhân tính.
Nào đã hết, ông Đài còn quy kết rằng: “từ khi có truyền thông mạng xã hội, người dân Việt Nam có một vũ khí rất mạnh để tìm kiếm thông tin sự thật, đồng thời bày tỏ những quan điểm phê phán những điều không hay của chế độ CS, làm cho họ rất lo ngại… Nên họ (nhà nước Việt Nam – TG) tìm mọi cách để bưng bít như kiểm soát internet, rồi đánh đập bắt bỏ tù những người dám bày tỏ chính kiến.”
Thảm hại cho ông Đài sống ở Tây mà không biết chính quyền nhiều nước phương Tây kiểm soát internet như thế nào. Như tại Mỹ, năm 2001 tổng thống George W. Bush, với việc thông qua đạo luật PATRIOT đã trao cho chính phủ các quyền lực mới để tiến hành giám sát điện tử (điện thoại, e-mail…) đối với các nghi phạm khủng bố. Khắc nghiệt hơn, đạo luật này thậm chí còn cho phép, kể cả khi không biết ai là tội phạm, chính phủ vẫn có quyền giám sát người đó. Nhiều người dân phản ứng, nhưng chính phủ Mỹ không hề loại bỏ đạo luật này, chỉ đổi sang tên khác.
Đến thời của tổng thống Barrack Obama, đạo luật “Chia sẻ thông tin an ninh mạng” (CISA) được thông hành, cho phép các công ty, tập đoàn tư nhân chia sẻ thông tin lưu lượng truy cập internet với chính phủ Mỹ, nhất là những thông tin liên quan đến an ninh mạng. Đặc biệt trước đó, năm 2007, người dân Mỹ và thế giới đã chấn động và phẫn nộ trước “Vụ Snowden” - một vụ án đình đám và đặc biệt, trong đó, đặc vụ Snowden đã tiết lộ: toàn bộ hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông lớn, trong đó có Microsoft, Google, Facebook, Apple, Yahoo, Skype, YouTube… đã bị Cơ quan an ninh quốc gia (NSA) Mỹ trực tiếp xâm nhập nhằm kiểm tra các đoạn phim, ảnh, tư liệu của người sử dụng, kể cả công dân Mỹ và công dân các nước khác trên thế giới. Chương trình này được NSA gọi tên là “PRISM” và bắt đầu tiến hành từ năm 2007…
Nước Mỹ có là nước “độc tài cộng sản” như luận điệu của Nguyễn Văn Đài đâu mà cũng thực hiện các quy định kiểm soát thông tin, internets gắt gao như vậy?
Còn tại Đức quốc - nơi ông “luật sư nhân quyền” Nguyễn Văn Đài tá túc mấy năm nay – như nhiều người biết, Luật Thực thi mạng được thông qua lần đầu tiên vào năm 2017, thường được gọi là “đạo luật Facebook”, áp dụng cho tất cả các nhà khai thác mạng xã hội có trên 2 triệu người đăng ký.
Luật này yêu cầu các nền tảng mạng xã hội phải có biện pháp chống sự thù hận, thù địch và truyền bá tư tưởng thánh chiến. Các nhà cung cấp dịch vụ tại Đức có trách nhiệm kiểm tra nghiêm ngặt các khiếu nại hay báo cáo và phải xóa bỏ các nội dung bất hợp pháp trong vòng 24 giờ; các khiếu nại phải được phản hồi chậm nhất trong 48 giờ. Ngoài ra, các công ty phải công bố báo cáo 6 tháng một lần về cách họ giải quyết các khiếu nại.
Người Đức nói thật làm thật. Bằng chứng là năm 2019, chẳng chút e dè, họ đã phạt Facebook 2 triệu Euro do vi phạm các quy định trên. Dù cứng đầu và xót tiền, Facebook cũng phải cắn răng ôm tiền nộp.
Vậy nên, giả như chưa biết, trước khi làm “phát thanh viên”, ông “Đài rè” phải tập tọe đi nếu không muốn bị thiên hạ khinh rẻ thêm cũng như hoài nghi thêm cái danh “luật sư” mà ông hãnh diện phô trương bấy nay./.
Yêu nước ST.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét