Biển, đảo Việt
Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng
tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà
còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn
chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ
chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng
ta trong các nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng
yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống
chính trị. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm
và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải
biết giữ gìn lấy nó”. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết
tâm đánh bại đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho
các thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc
vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, trong suốt tiến trình
lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc
phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại
đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, coi đó là một
trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đảng ta
xác định “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ
Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ
nghĩa xã hội”2 . Đại hội lần thứ VII của Đảng còn chỉ rõ: Từng bước khai thác
toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo,
làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền
kinh tế. Đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng tiếp tục xác định: “Vùng biển và ven
biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế
phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu
tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển,
kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã
hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc”3 . Hiện nay mật độ dân cư trên biển,
đảo và quần đảo thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng ven biển, trên biển
và trên các đảo còn chưa hoàn thiện; khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc
gia còn nhiều hạn chế... Do đó, cần phải đầu tư một cách thích đáng về mọi mặt,
bảo đảm cho phát triển kinh tế và tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích
quốc gia trên biển; kết hợp chặt chẽ các yếu tố: Kinh tế, chính trị, ngoại
giao, quân sự, tạo sự liên kết giữa biển, đảo và bờ nhằm phát huy sức mạnh tổng
hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Vì vậy, Đại hội IX của Đảng chủ
trương: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh
đặc thù của hơn 1 triệu kilômét vuông thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản
làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát 2 triển kinh tế biển. Xây dựng căn cứ
hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế
với bảo vệ an ninh trên biển”.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét