Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Việt Nam rất trú trọng thực hiện chính sách dân tộc

 


Chính sách dân tộc là những quyết sách tác động trực tiếp đến các dân tộc và quan hệ giữa các dân tộc để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa- xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh ở vùng dân tộc thiểu số nhằm nâng cao đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, hướng tới mục tiêu bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng phát triển giữa các vùng, các dân tộc ở Việt Nam. Hệ thống chính sách dân tộc của chúng ta, thời gan qua được xây dựng mang tính toàn diện, đồng bộ, kịp thời, liên kết, minh bạch, bảo đảm tính công bằng, hiệu quả. Riêng từ năm 2010 đến nay, Chính phủ đã xây dựng ban hành 118 văn bản chính sách; 54 đề án chính sách dân tộc trực tiếp hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó có các nhóm chính sách về giảm nghèo bền vững; giáo dục, đào tạo; y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân; bồi dưỡng đào tạo cán bộ là người dân tộc thiểu số, miền núi và nhóm chính sách, cơ chế đặc thù về truyền thông và tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục pháp luật.v.v. Đặc biệt tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã thông qua nghị quyết số 88/2019/QH14, ngày 18-11-2019 phê duyệt Đề án tổng thể phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, ngày 14-10-2021, Thủ tương Chính phủ đã ký quyết định số 1719/QĐ-TTg và phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Điều đó thể hiện sự nhất quán, quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước Việt Nam đối với đồng bào dân tộc thiểu số, không có phân biệt đối xử như các thế lực thù địch đã xuyên tạc.

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét