Nhận diện thủ đoạn
Thời gian qua, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để công
kích, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước. Chúng đưa ra luận điệu “Việt Nam
đàn áp tôn giáo”, “vi phạm quyền tự do tôn giáo” của người dân; yêu cầu các tôn
giáo phải được hoạt động tự do, không cần đặt dưới sự quản lý của Nhà nước…
Chúng vu cáo rằng: “CNXH không chấp nhận tôn giáo, xóa bỏ tôn giáo”; “Pháp luật
Việt Nam về tôn giáo, tín ngưỡng chỉ là hình thức, thực chất là cơ sở để đàn
áp, bóp nghẹt tôn giáo”; “Chính phủ Việt Nam vẫn tiếp tục hạn chế các hoạt động
có tổ chức của nhiều tôn giáo, thậm chí có hành động đàn áp các tín đồ tôn
giáo”… Chúng còn lập nhiều tài khoản trên các trang mạng xã hội như: Youtube,
Facebook, Blog… để phát tán, đăng tải các bài viết, video, hình ảnh đả kích,
nói xấu chế độ, bôi nhọ lãnh tụ, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Chúng
“vạch lá tìm sâu”, cố tình xoáy vào những mặt trái của xã hội để quy kết, hạ
thấp thanh danh của Đảng, Nhà nước; thậm chí lợi dụng đức tin và sự gắn kết
cộng đồng của tôn giáo để lôi kéo, tập hợp lực lượng, truyền đạo trái phép, tổ
chức biểu tình, thách thức, chống phá chính quyền, gây mất ổn định an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội… Tất cả nhằm mục đích thêu dệt nên một bức
tranh màu xám, méo mó về vấn đề tôn giáo tại Việt Nam, từ đó kêu gọi quốc tế
“gây sức ép”, “can thiệp” vào nước ta.
Lợi dụng tính nhạy cảm của vấn đề tôn giáo, một số phần tử
cực đoan trong tôn giáo cấu kết với các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí
với Đảng và Nhà nước Việt Nam tổ chức các cuộc “hội luận”, “họp báo”,
soạn thảo và tán phát các tài liệu có nội dung xuyên tạc, bịa đặt để tuyên
truyền chống Đảng và Nhà nước Việt Nam, nhất là trên các lĩnh vực dân chủ và
nhân quyền. Họ đẩy mạnh xuyên tạc Đảng và Nhà nước Việt Nam “đàn áp
tôn giáo”, Việt Nam “không có tự do tôn giáo”. Họ cho rằng Pháp lệnh Tín
ngưỡng, tôn giáo (trước đây) và Luật Tín ngưỡng, tôn giáo hiện nay là sự “đàn
áp tôn giáo” bằng pháp luật của Nhà nước Việt Nam, không tạo điều kiện cho các
tôn giáo phát triển; từ đó, khoét sâu mâu thuẫn giữa các tôn giáo với chính
quyền các cấp. Đồng thời, móc nối, câu kết với một số tổ chức, cá nhân
ở trong nước và nước ngoài thành lập hoặc tích cực tham gia các hội,
nhóm trái pháp luật, mang danh nghĩa tôn giáo để tập hợp, phát triển lực
lượng chống đối. Một số chức sắc cực đoan lợi dụng các vấn đề chính
trị – xã hội phức tạp để kích động tín đồ xuống đường biểu tình, gây mất ổn
định chính trị – xã hội. Đáng chú ý, với lý do “bảo vệ tự do tôn giáo”, một số
thế lực nước ngoài đã ban hành báo cáo, phúc trình, thậm chí là đạo luật, nghị
quyết “lên án” tình hình bảo đảm quyền con người của Việt Nam, nhất là trên
lĩnh vực tôn giáo, từ đó gây sức ép về ngoại giao, đồng thời gắn các vấn đề dân
chủ và nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo với các vấn đề về viện trợ kinh tế,
đầu tư phát triển, nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Lợi dụng đường lối, chính sách đổi mới, mở cửa và tự do tín
ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta, các tôn giáo đều gia tăng các hoạt động
mở rộng cơ sở vật chất, dẫn đến phát sinh nhiều vụ tranh chấp, khiếu kiện đất
đai liên quan đến tôn giáo. Đáng chú ý, số đối tượng cực đoan trong các tôn
giáo cũng như các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam ở
trong nước và nước ngoài đã triệt để lợi dụng các vụ tranh chấp, khiếu kiện về
đất đai liên quan đến tôn giáo để kích động các hoạt động chống đối, gây tâm lý
bức xúc và phản ứng của tín đồ đối với chính quyền; gây chia rẽ giữa chính
quyền với tôn giáo. Nghiêm trọng hơn, họ còn cố tình chính trị hóa sự việc,
xuyên tạc, vu cáo chính quyền “lấy đất đai của tôn giáo, bỏ quên quyền lợi nhân
dân, bao che cho doanh nghiệp, tàn phá môi trường”, kích động tâm lý so bì,
cho rằng Nhà nước đối xử không bình đẳng giữa các tôn giáo. Một số
tổ chức, cá nhân tôn giáo không hợp tác với chính quyền trong việc kê khai,
làm các thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm lấn
chiếm đất để mở rộng cơ sở thờ tự.
Bên cạnh hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai, trong hoạt động
tôn giáo cũng xảy ra các vụ, việc chưa tuân thủ các quy định của pháp
luật, như thuyên chuyển, bổ nhiệm chức sắc, chức việc, nhà tu hành trong
các tôn giáo; việc thành lập các cơ sở tôn giáo trực thuộc chưa được sự chấp
thuận của chính quyền. Một số cơ sở đào tạo của tôn giáo chưa nghiêm
túc triển khai môn học về lịch sử Việt Nam và pháp luật Việt Nam, là môn chính
thức trong chương trình giảng dạy. Bên cạnh đó, vẫn tồn tại việc “đào tạo kép”,
cụ thể là đào tạo chức sắc ở trong nước kết hợp với cử chức sắc ra nước ngoài
đào tạo trái phép vẫn diễn ra ở một số tôn giáo.Các hoạt động vi phạm nói trên
luôn tiềm ẩn nguy cơ bị các thế lực xấu khai thác, lợi dụng để gây chia rẽ giữa
tôn giáo với chính quyền, giữa người theo đạo và người không theo đạo, cũng như
tiến hành các hoạt động chống phá, gây bất ổn chính trị – xã hội.
Đáng chú ý, tại địa bàn các tỉnh Tây Nguyên nói riêng, vùng DTTS
trong cả nước nói chung, lợi dụng vấn đề tôn giáo trong vùng đồng bào một
số dân tộc thiểu số; sự sa sút tính chân truyền trong các tôn giáo đã được
Nhà nước công nhận; điều kiện khó khăn về kinh tế, xã hội…, một số đối tượng đã
thành lập các hội, nhóm mang danh nghĩa tôn giáo, hoạt động vi phạm
pháp luật, gây mất đoàn kết dân tộc. Bên cạnh đó, còn có nhiều loại hình mang
danh tín ngưỡng, tôn giáo, hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện ở nhiều địa
phương, xa rời văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như không thờ cúng tổ
tiên, gọi bố mẹ là anh, chị, em; khám, chữa bệnh bằng cầu cúng; tuyên truyền,
hứa hẹn về tương lai tốt đẹp để mê muội quần chúng. Điển hình là các tổ chức
“Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, Pháp Luân Công, Dương Văn Mình, “Nhất quán
đạo”, “Thanh Hải Vô Thượng Sư”… Hoạt động của các tổ chức này không chỉ gây mâu
thuẫn trong quần chúng, ảnh hưởng tới khối đoàn kết toàn dân tộc, mà còn tạo ra
những tác động tiêu cực tới sự ổn định chính trị – xã hội của đất nước, tạo cớ
cho các thế lực thù địch xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt
Nam “không có tự do tôn giáo”. Tại một số cơ sở tôn giáo xuất hiện hiện
tượng thương mại hóa hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, cụ thể là lợi dụng
lòng tin của người dân để trục lợi, phát triển các hoạt động tâm
linh mang màu sắc mê tín, như hoạt động dâng sao giải hạn, bói toán,
xem quẻ, cúng oan gia trái chủ, chữa bệnh bằng tâm linh… Các tổ chức, cá
nhân thiếu thiện chí đã triệt để lợi dụng các vấn đề đó để công kích, bịa đặt,
xuyên tạc, gây mất đoàn kết trong nội bộ một số tôn giáo, kích động tín đồ tạo
phe phái để chống đối lẫn nhau, ly khai, thành lập tổ chức khác. Đây đều là các
yếu tố tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sự đoàn kết nội bộ các tôn giáo cũng như khối đại
đoàn kết toàn dân tộc.
Việt
Nam luôn đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
Việt Nam là quốc gia đa tín ngưỡng, tôn giáo với hơn 26,5 triệu
tín đồ các tôn giáo (chiếm 27% dân số), hơn 58.000 chức sắc, 148.000 chức việc,
29.000 cơ sở thờ tự, 53 cơ sở đào tạo tôn giáo và 16 tôn giáo.
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước Việt Nam
luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Các
quyền này được ghi nhận trong Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm
2016 và Nghị định số 162/2017/NĐ-CP của Chính phủ đã tạo khuôn khổ pháp lý vững
chắc cho việc bảo đảm tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Cụ thể:
Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng,
tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước
pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không
ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo
để vi phạm pháp luật. Như vậy, việc theo hay không theo tín ngưỡng hoặc tôn
giáo nào là quyền tự do của mỗi cá nhân, mỗi công dân Việt Nam được Hiến pháp
2013 thừa nhận.
Thể chế hóa Hiến pháp năm 2013 và cần thiết phải điều chỉnh pháp
luật về tôn giáo trong bối cảnh hội nhập quốc tế và tình hình tôn giáo tiếp tục
có những biến động, mở rộng không chỉ hoạt động tôn giáo mà cả các hoạt động xã
hội, ngày 18/11/2016, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV đã thông qua Luật
tín ngưỡng, tôn giáo thay thế Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Theo đó, ngày
30/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo, tiếp tục tạo hành
lang pháp lý quan trọng cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo. Việc ban hành
Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã đánh dấu son cho quá trình hoàn thiện pháp luật về
tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam. Cụ thể hóa chủ trương nhất quán của Việt Nam
về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Có ý nghĩa quan trọng cả về đối nội và đối
ngoại, phù hợp với chủ trương cải cách thể chế, đơn giản hóa thủ tục hành chính
hiện nay ở Việt Nam, đảm bảo lợi ích của quốc gia, dân tộc và các tổ chức tôn
giáo. Đồng thời, thông qua đó cũng khẳng định với quốc tế, Việt Nam luôn là
thành viên tích cực, có trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền con người, trong
đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây cũng chính là minh chứng rõ nét
nhất để chống lại luận điệu xuyên tạc của các thế lực xấu, vu cáo Việt Nam vi
phạm quyền dân chủ nhân quyền tôn giáo.
V3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét