Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Quan tâm chăm lo đến sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số

 


Cùng với đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái, tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhà nước đã ưu tiên bố trí nguồn lực kết hợp với nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và địa phương để hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chỉ tính giai đoạn 2011-2015, nhà nước đã đầu tư khoảng 135,000 tỉ đồng (tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước)[1]) giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu. Nhờ đó sản xuất hầu hết các địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng bào đã thay đổi phương thức canh tác truyền thống, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giống mới có chất lượng, năng xuất cao. Các huyện, xã đều có điển hình sản xuất giởi; một số vùng đã có sản xuất hang hóa với các sản phẩm chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, cao su (ở các tỉnh Tây Nguyên); chè, lúa, gạo, cây ăn quả (ở miền núi phía Bắc); cây ăn quả (ở các tỉnh Tây nam Bộ). Việc làm và thu nhập của người dân tăng lên. Nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi khá cao; giai đoạn 2016-2018 đạt bình quân 07% và tăng dần hằng năm.



[1] Ủy ban Dân tộc- Báo cáo đánh giá và triển khai chính sách vùng dân tộc, năm 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét