Mục tiêu, nhiệm vụ quốc
phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn
lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà
nước, nhân dân và chế độ XHCN
bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt
Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử dân tộc,
là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Nghị quyết Đại
hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo
vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ
quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ
XHCN…”(2). Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc
Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Thời gian qua, sự biến đổi khôn lường của
tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông khiến nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ
đất nước, nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nhiều khó khăn, thách thức.
Để hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, điều tiên quyết đặt
ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận
quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo
vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược,
mang tính cấp bách, then chốt.
Vì vậy, chúng ta cần tập trung thực hiện tốt một số
vấn đề sau đây:
1. Đẩy mạnh công tác
tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo. Công tác tuyên truyền biển, đảo cần bám sát thực tiễn tình
hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên
truyền phù hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng, đồng thời tận dụng có
hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm vi tuyên truyền.
Công tác tuyên truyền về chủ quyền quốc
gia trên biển đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành và các địa
phương; phải có sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ từ Trung ương tới cơ sở về nội
dung và phương pháp tuyên truyền. Nội dung tuyên truyền phải đa dạng và phong
phú trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và quốc tế, lồng ghép
chặt chẽ giữa các hoạt động đối ngoại, chính trị, kinh tế, quân sự, quốc phòng…
Qua đó, nhân dân Việt Nam cũng như cộng đồng quốc tế hiểu và nắm vững các vùng,
khu vực thuộc chủ quyền lịch sử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quyền biển Việt
Nam được xác lập trên cơ sở các điều khoản quy định trong Công ước quốc tế về
Luật Biển 1982.
Công tác tuyên truyền phải được tiến
hành sâu rộng trong và ngoài nước, phải gắn kết giữa lịch sử với hiện tại để
người dân thấy được ý nghĩa và tầm quan trọng của biển, đảo trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển đất nước; làm cho mỗi công dân Việt Nam thấy được trách nhiệm,
nghĩa vụ của mình đối với chủ quyền biển, đảo quốc gia. Từ đó đoàn kết, chung sức
đồng lòng quyết tâm làm chủ, bảo vệ biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
2. Ưu tiên
nguồn lực cho phát triển kinh tế biển, đảo. Chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội trên các vùng ven biển, hải đảo
Biển Việt
Nam chứa đựng nhiều tiềm năng to lớn về kinh tế. Vì vậy, để khai thác, sử dụng
hiệu quả và biến các tiềm năng ấy thành nguồn lực, động lực đẩy mạnh sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước cần tập trung đầu tư nguồn lực thích đáng
cho các ngành kinh tế mũi nhọn, có thế mạnh ở các vùng ven biển, trên các đảo
và quần đảo như: Khai thác, chế biến dầu khí; hệ thống cảng và dịch vụ vận tải
biển; khai thác, chế biến hải sản, du lịch... Trong đó, ưu tiên xây dựng các
trung tâm dịch vụ, thành lập các tập đoàn kinh tế mạnh có đủ khả năng vươn xa,
kết hợp phát triển kinh tế với làm chủ biển, đảo; tập trung nguồn vốn, khoa học,
công nghệ, nguồn lao động để khai thác có hiệu quả các tiềm năng của biển; ưu
tiên phát triển hạ tầng cơ sở kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh trên khu
vực quần đảo Trường Sa và các đảo lớn xa bờ, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh
tốc độ sản xuất của nhân dân đang sinh sống trên các đảo và quần đảo.
Quá trình thu hút nguồn lực để phát triển
kinh tế - xã hội biển, đảo đòi hỏi các ngành chức năng và địa phương cần phối hợp
nghiên cứu, khảo sát tổng thể, xác định rõ tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng
khu vực, đánh giá đúng, đủ các yếu tố tự nhiên cũng như xu thế phát triển. Việc
quy hoạch phải tính đến sự kế thừa, phát triển, tính liên kết giữa các vùng và
các khu vực; phải gắn bờ, biển, đảo và quần đảo trong một không gian sinh tồn về
kinh tế và quốc phòng. Vì vậy, nếu không khảo sát đầy đủ, đánh giá một cách
khoa học thì kết quả sẽ thấp, thậm chí không mang lại hiệu quả mà còn phá vỡ
tính cân bằng trong quá trình phát triển kinh tế biển.
3. Kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh
quá trình dân sự hóa trên biển với xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh trên
biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.Dân sự hóa các
vùng biển, đảo vừa là cơ sở để chúng ta khai thác có hiệu quả các nguồn tài
nguyên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại
chỗ phục vụ chiến lược quốc phòng - an ninh trên biển. Đảng ta đã khẳng định
trong Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020: “Thực hiện quá trình dân sự hóa
trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển. Có
chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định và làm
ăn dài ngày trên biển; thí điểm xây dựng các khu quốc phòng - kinh tế tại các đảo,
quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo của Tổ quốc”(3). Đây là một chủ trương chiến
lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo
của đất nước. Chủ trương này đã và đang được hiện thực hóa, đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc
chủ quyền của Việt Nam trên biển.
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh
thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây
dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Bảo vệ chủ quyền biển,
đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân
ta. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát
huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo
của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ
quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn vẹn
lãnh thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh”. H.V.T
Bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta
Trả lờiXóa