Thứ Ba, 11 tháng 4, 2023

Để làm “đày tớ” của dân, người cán bộ phải làm gì?

Trên báo Le Paria số 4, ngày 1/7/1922, trong nguyên bản tiếng Pháp bài báo Thù ghét chủng tộc tác giả dùng hai chữ “con gái” bằng tiếng Việt (1). Trên báo L’Humanité ngày 17/8/1922, trong nguyên bản bài Dưới sự bảo hộ của… các chữ “nhà quê”, “Quan lớn”, “lính lệ” viết bằng tiếng Việt (2). Trong truyện Vi hành chữ “dân” viết bằng tiếng Việt. Đặc biệt hai chữ “nhà quê” được tác giả đều viết bằng tiếng Việt trong các văn bản tiếng Pháp. Không phải là trong tiếng Pháp không có từ tương ứng mà tác giả có dụng ý hẳn hoi. Có thể là từ ấy quen với người Pháp ở An Nam, ví dụ hai chữ “con gái” thường xuất hiện trong các bài báo tiếng Pháp là do người Pháp nuôi những thiếu nữ người Việt vừa để hầu hạ vừa làm trò chơi, họ gọi những người này bằng âm tiếng Việt. Hai chữ “nhà quê” thì mang sắc thái biểu cảm rõ ràng, trong văn cảnh cụ thể thì có thể đó là sắc thái mỉa mai những tên thực dân khinh thường dân An Nam thuộc địa hoặc có thể là tâm trạng xót xa của người viết trước cảnh đồng bào mình bị bóc lột tàn tệ… Sau này khi là Chủ tịch Nước Bác nhắc cán bộ: “Các chú nên nhớ rằng Bác làm Chủ tịch, Chủ tịch cũng là đầy tớ của nhân dân, phải phục vụ nhân dân vô điều kiện” (3). Đối với nhân dân nói chung Người gọi bằng hai chữ “đồng bào” thân thiết, trong giao tiếp bao giờ Người cũng nhất quán với nguyên tắc là người trong một nhà: “Thưa đồng bào thân mến. Sáng nay, một đồng chí cán bộ mời tôi đi “ra mắt cử tri”. Tôi trả lời: đã bao nhiêu năm lòng tôi luôn ở cạnh đồng bào và tôi tin rằng lòng đồng bào cũng luôn luôn ở cạnh tôi. Xa lạ gì mà phải ra mắt?” (4). Thật chân tình gần gũi và ân nghĩa biết bao. Nguyên tắc trong giao tiếp của Người với đồng chí luôn là nguyên tắc song hành vừa là tình cảm trong nhà vừa là công việc chung, việc quốc gia. Tuy là Chủ tịch Nước nhưng khi tiếp xúc với mọi người thì không ai nhận thấy Bác là nhà lãnh đạo, mà đó là một con người đích thực, dân giã, hòa đồng. Không hề có một khoảng cách với người dân, đấy là một phẩm chất của nghệ sĩ đích thực, vì nghệ sĩ bao giờ cũng ở giữa lòng dân. Nhà thơ Nông Quốc Chấn kể, tháng 2/1951 Bác đến Bắc Kạn. Mấy hàng dây chăng ngang dọc trước lễ đài sắp đứt vì đồng bào chen lấn xem Bác. Bác nói với bảo vệ: “Các chú dỡ hàng dây ngăn này đi!”. Miệng nói tay làm, Bác nhổ hai cọc trước mặt, quần chúng liền tiến vào sát Bác” (5). Ngày 6/1/1946 Bác về thăm làng An Thái (phường Bưởi - Hà Nội). Một cụ già mặc áo nâu, lưng còng, tóc bạc phơ, tay chống gậy tre lập cập từ ngõ trong ra. Thấy Bác, cụ xúc động làm rơi chiếc gậy xuống đường. Thấy vậy Bác Hồ cúi xuống cầm chiếc gậy ân cần đưa tận tay cụ” (6). Thấy lao công quét rác suốt đêm, Bác ra nước ngoài xin một giống cây mà Bác gọi là “cây xanh bốn mùa”. Về nước Bác trao gói giống cho người phục vụ và dặn “Đây là loài cây mà mùa đông ít rụng lá. Chú trồng thử xem. Nếu chịu được khí hậu nước ta và xanh tốt thì sau này đem trồng dọc các phố, mùa đông vừa có cây xanh, vừa đỡ vất vả cho người lao công quét đường” (7). Tình thương người, tình yêu nhân loại cần lao luôn là bệ phóng để cho tâm hồn nghệ sĩ thăng hoa, cất cánh; luôn là chất men nồng để chưng cất thành thứ rượu nghệ thuật tinh khiết, đậm đà. Đối với dân chúng Pháp, Mỹ và binh lính Pháp, Mỹ vì phải nghe lệnh bọn thực dân đế quốc mà phải cầm súng đi xâm lược, Người gọi họ là “các bạn”: “Dân chúng Pháp... Chúng tôi yêu chuộng các bạn, và muốn thành thực hợp tác với các bạn trong khối Liên hiệp Pháp...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét