Di
sản lý luận Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại (bao gồm những bài nói, bài
viết, bài phát biểu) về sự cần thiết phải học tập lý luận, phải gắn lý luận với
thực tiễn cho cho đội ngũ cán bộ, đảng viên chính là những chỉ dẫn, những biện
pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo
điều. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát hiện ra bệnh giáo điều, bệnh kinh
nghiệm, hậu quả của việc không nhận thức đúng đắn vai trò của lý luận, không gắn
lý luận với thực tiễn đang ngự trị trong đội ngũ cán bộ, đảng viên. Những
biểu hiện: “thuộc làu làu”, “tầm chương trích cú”, hoặc biết “dăm ba chữ”,v.v..
của cán bộ, đảng viên chỉ làm mất đi sự hấp dẫn và sức sống của một học thuyết
Mác-Lênin – học thuyết cách mạng và khoa học của thời đại vốn có giá trị
nhận thức và cải tạo cao.
Nếu
chỉ hiểu những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh nói thôi thì chưa đủ, mỗi
cán bộ, đảng viên của Đảng còn phải học tập tinh thần, quan điểm, thái độ quán
triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của Người, phải không ngừng học
hỏi và sâu sát thực tiễn. Phải khắc phục bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm và
đổi mới tư duy bằng cách ý thức sâu sắc hơn trách nhiệm chính trị và nghĩa vụ
của bản thân bằng cách học và học tập không ngừng để “trở thành một người cộng
sản có học thức”.
Chúng
ta đều biết “chân lý là cụ thể, cách mạng là sáng tạo”. Điều này đúng trong mọi
hoàn cảnh, và càng có ý nghĩa sâu sắc hơn trong bối cảnh đất nước ta đang thực
hiện đổi mới và hội nhập. Khắc nghiệt của thực tiễn đang hàng ngày, hàng giờ
nảy sinh những tình huống, những vấn đề và những câu hỏi không thể tìm được đáp
án từ sách vở, từ lý luận đã có. Hơn nữa thực tiễn sinh động biến đổi và phát
triển không ngừng luôn yêu cầu chúng ta phải hành động chứ không thể ngồi chờ
có lý luận rồi mới hành động. Vì vậy, để cán bộ đảng viên xứng đáng là người
lãnh đạo, người đầy tớ trung thành của nhân dân như Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng mong muốn, chúng ta phải học ở Người phương pháp dùng lý luận tổng
kết kinh nghiệm thực tiễn để rồi bổ sung cho lý luận những kết luận mới, phù
hợp với thực tiễn. Đó chính là phương pháp luận Hồ Chí Minh: “Công việc gì
bất kỳ thành công hoặc thất bại, chúng ta cần nghiên cứu cội rễ, phân tách thật
rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khóa phát triển công việc và để
giúp cho cán bộ tiến tới", vì rằng nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho
thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ, làm cho nó
đầy đủ dồi dào thêm" chính là quá trình tổng kết kinh nghiệm thực tiễn,
đúc rút kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện, phát triển lý luận. Phương pháp Hồ
Chí Minh cũng chính là cách dùng lý luận đã học được để phân tích những thắng
lợi và thất bại trong công tác, những mặt đúng hay sai trong tư tưởng để làm
cho nhận thức của mỗi người đối với các vấn đề trong thực tiễn được nâng cao
hơn, vì thế kết quả thu được cũng sẽ tốt hơn.
Trước
những thách thức của thời kỳ đổi mới và hội nhập, trước thực trạng trình độ lý
luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên tỏ ra chưa tương xứng với yêu cầu và nhiệm
vụ của thời kỳ mới, sự giảm sút niềm tin, cùng những nhận thức mơ hồ về chủ
nghĩa Mác-Lênin và CNXH, đặc biệt là chưa thấm nhuần sâu sắc những lời dạy của
Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Công việc ngày càng nhiều và càng phức tạp. Xã hội ngày
càng tiến lên. Vì vậy trình độ của đảng viên và cán bộ cũng phải tiến lên mới
làm tròn được nhiệm vụ”, Nghị quyết Đại hội Đảng ta đã khẳng định: “Mọi cán bộ,
đảng viên, trước hết là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, phải có kế hoạch thường
xuyên học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, kiến thức và năng lực hoạt
động thực tiễn. Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ, đảng viên và
phải được quy định thành chế độ”.
Học
lý luận, gắn lý luận với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là học “để làm việc, làm người, làm cán bộ” (9/1949). Bởi vậy, khi
học lý luận trở thành nhu cầu để thực hiện mục đích, lý tưởng của những người
cộng sản thì lý luận “thực sự là chiếc cẩm nang thần kỳ” cung cấp cho cán bộ,
đảng viên những tri thức, những hiểu biết và phương pháp tư duy để giải quyết
tốt những công việc, những đòi hỏi của thực tiễn. Mỗi cán bộ đảng viên, mỗi
người khi học lý luận, càng cần phải coi trọng và quán triệt nguyên tắc “học đi
đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn”.
Lấy
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ
nam cho mọi hành động, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta là kết quả
sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn
cách mạng Việt Nam, hơn bao giờ hết, đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng không
những cần phải thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, mà còn
phải dám nghĩ, dám làm, để lãnh đạo quần chúng, biến đường lối của Đảng thành
kết quả và thành công trong cuộc sống. Suy ngẫm lại những điều Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã từng căn dặn, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không
chỉ là bài học tư tưởng quý giá, mà còn có ý nghĩa đặc biệt thiết thực đối với
mỗi người cán bộ, đảng viên chúng ta hôm nay./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét