Hiện nay, lợi dụng việc lấy ý kiến các tầng lớp nhân dân vào dự thảo Luật Đất đai ( sửa đổi) thì có nhiều đối tượng chống đối đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận và quyền dân chủ đưa ra nhiều luận điệu xuyên tạc hòng chống phá hoạt động hết sức có ý nghĩa này. Cụ thể là:
Dưới chiêu bài “Trí thức góp ý dự thảo Luật”, họ cố tình xuyên tạc, vu khống theo lối “ bẻ cong sự thật” nhằm bôi đen các vấn đề nhạy cảm, phức tạp liên quan đến đất đai nhằm thực hiện ý đồ chống phá gây rối tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội. Thời gian gần đây, trên Internet và mạng xã hội đã xuất hiện một số ý kiến núp bóng “ góp ý” nhưng thực tế đã xuyên tạc khi cho rằng, Quốc hội Việt Nam sửa đổi Luật Đất đai nhằm mục đích “ thao túng thị trường đất đai”, vì “ lợi ích nhóm” chứ không vì quyền lợi của nhân dân.
Họ dùng thủ thuật cắt gọt, làm sai lệch phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Đảng và Nhà nước để vu khống và tố cáo. Thêm vào đó, họ phủ nhận những gì mà đổi mới đã và đang đem lại những kết quả tích cực trong việc thực hiện pháp luật nhiều năm qua khi cho rằng có sự “ cài cắm” lợi ích vào việc xây dựng pháp luật. Nguy hiểm hơn khi họ quy kết rằng, “ Việt Nam có sửa đổi Luật nhiều lần thì cũng chỉ là hoạt động chắp vá, không thực tiễn, không hề vì dân”. Họ còn vu khống việc sửa đổi Luật Đất đai để tạo cơ sở pháp lý cho việc “ cướp đất” của chính quyền cộng sản Việt Nam và họ lộ rõ mục đích của mình khi trở lại ý kiến: Muốn gỡ rối thì chính quyền Việt Nam phải xóa bỏ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai! Đây là “ chiêu trò” mà họ “ kiên định” đưa ra rất nhiều lần, ngay từ khi các cơ quan có thẩm quyền lên Kế hoạch sửa đổi Luật Đất đai và đưa dự thảo sửa đổi Luật ra xin ý kiến của các tổ chức và cá nhân từ nhiều tháng trước đây.
Một trong những thủ đoạn rất nguy hiểm nữa là họ thường xuyên đăng các nội dung liên quan đến những tiêu cực về đến đất đai, như các vụ án về tranh chấp phức tạp xảy ra ở một số nơi…nhằm tác động đến tư tưởng của ngưới dân và phát sinh tư tưởng không tin tưởng của nhân dân vào hiệu quả của việc lấy ý kiến đối với dự thảo sửa đổi Luật. Họ còn liên tục lập những ních ảo, tài khoản giả mạo người dân để bình luận, kích động và tạo tâm lý không tin tưởng vào chính quyền.
Như chúng ta đều biết, việc lấy ý kiến đóng góp với dự thảo Luật Đất đai ( sửa đổi) là việc làm hoàn toàn đúng đắn để phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân, đặt nhân dân vào vị trí trung tâm nhằm bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của người dân. Hơn nữa, việc sửa đổi Luật Đất đai là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy nguồn lực đất đai theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TƯ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao…
Thời gian qua, công tác lấy ý kiến của các tổ chức và cá nhân được tổ chức rộng rãi trên phạm vi toàn quốc và thu hút sự tham gia của các cấp, các ngành, các giai tầng xã hội. Trên cơ sở những ý kiến góp ý, dự thảo sẽ được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII sắp tới. Do vậy, những ý kiến xuyên tạc về việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai ( sửa đổi) trong thời gian hiện nay càng giúp cho cộng đồng nâng cao tinh thần cảnh giác cao độ đối với những thông tin sai lệch kiểu đó. Chúng ta tin tưởng rằng, các tầng lớp nhân dân sẽ không tin vào những thông tin hòng bẻ cong sự thật nhằm xuyên tạc chính sách đất đai đúng đắn của Đảng và Nhà nước Việt Nam./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét