Nếu như “Chí Phèo” của nhà văn Nam Cao là những nạn nhân bị bần cùng hóa của một chế độ thực dân, phong kiến trước cách mạng tháng 8 năm 1945 thì “Chí Phèo” trong thời đại ngày nay là nạn nhân của chính bản thân mình trước những mưu toan, lợi ích thấp hèn và tự đặt biến mình thành một kẻ đi ngược lại lợi ích của dân tộc. Chí Phèo trong tác phẩm của nhà văn Nam Cao được khắc họa qua những cơn say, còn những “Chí Phèo” thời nay, không cần có rượu, không cần say vẫn có thể chửi, vẫn có thể ăn vạ.
Chúng ta có thể thấy họ là những
con người quen thuộc trên các diễn đàn mạng xã hội, đến các vụ việc tập trung
đông người biểu tình trước của cơ quan Đảng, Nhà nước hoặc cơ quan đai diện
ngoại giao của nước ngoài gây rối trật tự công cộng, ngăn chặn xe cộ lưu
thông trên quốc lộ, ăn vạ... Họ luôn lấy lí do “Vì lợi
ích của dân tộc, vì lợi ích của Nhân dân”, họ có những lời nói, việc làm đi
ngược lợi ích của toàn dân tộc. Họ lợi dụng các trang mạng xã hội đăng tải
thông tin sai trái, không đúng sự thật, một số người làm thơ ca, hò vè, biếm
họa, phim ảnh, tiểu thuyết nói xấu chế độ, vu cáo Nhà nước Việt Nam là độc tài,
đảng trị, không có dân chủ, nhân quyền, không có tự do ngôn luận, tự do tôn
giáo... Từ đó, họ lập ra các hội như: “Dân oan”, “Nhà báo độc lập”, “Diễn đàn
xã hội dân sự”, “Hội bầu bí tương thân”... để tập hợp lực lượng đối lập, kêu
gọi sự can thiệp từ nước ngoài vào Việt Nam, đòi thay đổi thể chế chính trị đấu
tranh đòi đa nguyên, đa đảng, phi chính trị hóa lực lượng vũ trang, nhằm tạo ra
sự bất ổn về chính trị - xã hội. Cách nhận biết những con người đó chính là
những câu từ “chửi bới”, những chiêu trò gây rối thu hút sự chú ý của người dân
hiếu kỳ và truyền thông nước ngoài. Họ chửi từ chính sách đối ngoại của đất
nước đến các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và cả những người dân lên tiếng
phản đối bất chấp hay phủ nhận những thành tựu về kinh tế, chính trị, đối ngoại
mà Việt Nam đã đạt, đã được quốc tế ghi nhận trong thời gian qua. Khi lực lượng
chức năng vận động, thuyết phục và giải thích việc làm của họ đang gây ảnh
hưởng đến tình hình trật tự công cộng, đến cuộc sống thường ngày và sự vận
chuyển hang hóa giao thông vận tải thì họ lại lấy quyền tự do ngôn luận, quyền
phản biện xã hội, quền con người ra bao biện, vu không lực lượng chức năng, nhà
nước Việt Nam vi phạm quyền con người.
Trên
tinh thần xây dựng đất nước, rõ ràng, mỗi người Việt Nam đều có quyền bày tỏ
lòng yêu nước của mình, góp ý, phản biện những chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước... Thế nhưng “Chí Phèo” thời nay lại lấy việc phát ngôn
tự do, vô lối, xuyên tạc, kích động gây rối, đập phá tài sản, vi phạm pháp luật
là những hành động góp ý, tự do ngôn luận, phản biện xã hội, thậm chí là đe
dọa, chửi bới những người không cùng quan điểm với họ. Họ ngụy tạo
bức tranh sai lệch về tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quyền con
người tại Việt Nam, phát tán tin giả, dựng chuyện về số “Chí Phèo” đội lốt các
nhà “dân chủ”, “nhân quyền”, “người bất đồng chính kiến” bị chính quyền đàn áp,
tra tấn nhằm tạo tâm lý bất bình cho cộng đồng, làm xáo trộn đời sống xã hội,
gây nghi ngờ, mâu thuẫn giữa nhân dân với Đảng và Nhà nước
ta. Phải thừa nhận rằng, ở bất kỳ một quốc gia nào
trên thế giới cũng luôn tồn tại những hạn chế, yếu kém nhất định, bên cạnh sự
tiến bộ, phát triển, do chế định của điều kiện cụ thể. Vấn đề là mỗi quốc gia
sẽ có sự nhìn nhận, khắc phục những mặt hạn chế đó một cách kịp thời, thấu đáo,
toàn diện, quyết liệt,... Tại Việt Nam, qua những sự việc gấy rối an ninh, trật
tự gần đây của số “Chí Phèo” trên có thể thấy rằng, người dân cũng cần phải có
một cái nhìn thấu đáo về “tự do ngôn luận”, “phản biện xã hội” một cách đúng
đắn, xác định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, biết phân biệt đúng - sai, tốt
- xấu, xây dựng - phá hoại,... để từ đó tự trang bị, bảo vệ mình trước những kẻ
“Chí Phèo” lợi dụng lòng yêu nước, lợi dụng bức xúc của nhân dân để kích động
chống phá. Tự do không có nghĩa là tùy tiện, vô lối, muốn làm gì thì làm, tự do
ngôn luận, phản biện xã hội đích thực phản ánh năng lực nhận thức và khả năng tự
chủ bản thân cả về mặt phát ngôn và hành động. Suy cho cùng, hành động đúng đắn
mới là thước đo chính xác về giá trị đích thực của tự do ngôn luận, phản biện
xã hội và quyền con người. Không thể nói “tự do nguôn luận”, “phản biện xã
hội”, “yêu nước” bao biện cho các hành động lại phá hoại tự do của người khác,
tự do xã hội theo kiểu của “Chí Phèo” được.
Từ
chỗ là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, Việt Nam đã phát
triển vượt bậc, trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp, với GDP đầu người
đạt khoảng 2.800 USD năm 2019, hơn 45 triệu người thoát nghèo; là một trong
những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và năng động nhất trong khu vực.
Tính theo quy mô tổng sản phẩm quốc nội, Việt Nam là nền kinh tế đứng thứ 46
trên thế giới. Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), GDP của Việt Nam hiện nay ước
đạt hơn 340 tỷ USD, vượt Singapore, Malaysia, đứng thứ tư trong khu vực.. Chính
vì lẽ đó. Tại phiên khai mạc Đại hội XIII của Đảng sáng 26/1/2021, đồng chí
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đã Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Với tất cả
sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ
đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay. Những thành tựu đó là sản
phẩm kết tinh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền
bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta..."
Một lần nữa khẳng định con đường đúng đắn đi lên Chủ nghĩa xã hội của cách mạng
Việt Nam và những thành tựu của Việt Nam đã đạt được./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét