Hiện nay,
có nhiều quan niệm khác nhau về "bất tuân dân sự" nhưng thực chất
“bất tuân dân sự” là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm
một cách cố ý và có ý thức đối với một số đạo luật nhất định nhằm
cản trở quá trình thực thi chính sách, luật pháp của nhà nước; là hình thức
phản kháng bất bạo động, gây áp lực buộc nhà nước phải thay đổi chính sách,
luật pháp, thậm chí lật đổ chính quyền; bản chất là hành vi vi phạm pháp luật.
“Bất tuân
dân sự" là các hoạt động công khai từ chối tuân theo, hoặc vi phạm một
cách cố ý và có ý thức đối với một số quy định pháp luật nhất định của nhà
nước. Điều này khác hẳn với nguyên tắc phổ biến mà hầu hết các nhà nước pháp
quyền trên thế giới đều thực hiện, đó là: Tiểu số phục tùng đa số; lợi ích
riêng phải nằm trong lợi ích chung; lợi ích cá nhân phải phục tùng lợi ích cộng
đồng, xã hội, dân tộc. Vì vậy, "bất tuân dân sự" về cơ bản thể hiện
tư tưởng cực đoan, "vô chính phủ", hầu như không được nhà nước pháp
quyền nào chấp nhận (ngoại trừ những thế lực muốn lợi dụng nó để chống lại nhà
nước pháp quyền).
"Bất
tuân dân sự" hình thức phản kháng, không tuân thủ, không phục tùng,
không hợp tác cơ bản là ôn hòa, bất bạo động. Tuy nhiên, không phải tất cả hình
thức đều là ôn hòa, bất bạo động. Thậm chí, theo những người chủ trương
"bất tuân dân sự", hành động vũ trang của kẻ yếu chống lại kẻ mạnh
hơn có vũ trang thì được coi là bất bạo động. Điều này thể hiện sự mập mờ về
tính chất của các hình thức đấu tranh gọi là bất bạo động; hay nói cách khác,
ranh giới giữa bất bạo động và bạo động là khá mong manh, có thể chuyển hóa cho
nhau rất nhanh chóng. Thực chất, đây là cách ngụy tạo để biện giải, mở đường
cho đấu tranh bạo động khi bất bạo động đã tích lũy đủ điều kiện hay "châm
ngòi" thành công.
Hành vi
phản kháng, không tuân thủ, không phục tùng những điều luật đã được ban hành;
được thực hiện thông qua hình thức bất bạo động thể hiện sự coi thường kỷ
cương, pháp luật, trái với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền trong một xã
hội văn minh. Hơn nữa, khi hướng tới mục tiêu chính trị, "bất tuân dân
sự" là bước khởi đầu của một cuộc "cách mạng mềm" nhằm thay đổi
chế độ chính trị đang tồn tại hoặc lực lượng chính trị đang nắm quyền. Vì vậy,
trong hầu hết các vụ việc, về bản chất, đây là hành vi vi phạm pháp luật.
Tuy
nhiên, cần phân biệt rõ giữa bản chất và hiện tượng. Đối với các hiện tượng cụ
thể, có thể ở mức độ thấp, không ảnh hưởng xấu nhiều tới cộng đồng, nhưng ở mức
độ cao, khi hướng tới mục tiêu chính trị bằng các hình thức đấu tranh trực tiếp
gây tác động tiêu cực đến tình hình an ninh trật tự của đất nước, của địa bàn
thì cần phải có giải pháp phù hợp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét