Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Đời sống đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được cải thiện


Nhờ đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, bộ mặt vùng dân tộc và miền núi nước ta đã thay đổi rõ rệt.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư xây dựng, từng bước hoàn thiện đã làm thay đổi cơ bản diện mạo vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Hiện nay có 98,6% số xã có đường ô tô đến trụ sở ủy ban nhân dân xã; 99,8% số xã và 95,5% số  thôn có điện lưới quốc gia; 99,5% số xã có trường tiểu học, 93,2% số xã có trường trung học cơ sở, 12,9% số xã có trường trung học phổ thông và 96,6% số xã có trường mẫu giáo, mầm non; 99,39 % số xã có trạm y tế, 77,8% xã đạt chuẩn quốc  gia về y tế

Đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các DTTS vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được cải thiện

Về phát triển kinh tế, đã hình thành các vùng cây công nghiệp: Cà phê, chè, cao su, hạt tiêu, điều,…; các vùng cây ăn quả như: Cam (Hòa Bình, Hà Giang), vải thiều (Bắc Giang), nhãn (Sông Mã, Sơn La),…;Công nghiệp khai khoáng: Than (Quảng Ninh), Apatit (Lào Cai), Đồng (Lào Cai), Thiếc (Cao Bằng), Bô xit (Tây Nguyên),…;Thủy điện: Sơn La, Hòa Bình, Lai Châu,…

Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay. Chính phủ tập trung chỉ đạo đầu tư và nguồn lực thực hiện chính sách giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho đồng bào các dân tộc. Những năm vừa qua, thu nhập bình quân các vùng dân tộc tăng nhanh: Tây Nguyên tăng 1,5 lần; Đông Bắc bộ 1,4 lần; Tây Bắc 1,3 lần. Tỷ lệ giảm nghèo các tỉnh Đông Bắc 3,62%, Tây Bắc 4,4%, Tây Nguyên 3,04%; trong dân tộc thiểu số 3,55%/năm (bình quân cả nước là 1,83%). Khoảng cách nghèo trong dân tộc thiểu số giảm từ 24,3% xuống còn 19,2%. Mức độ trầm trọng của hộ nghèo giảm từ 11,3% xuống còn 8,2%. Qua khỏa sát 98,6% ý kiến của cán bộ cơ sở và người dân đánh giá đời sống đồng bào dân tộc thiểu số khá hơn, được dư luận trong nước, quốc tế đánh giá cao. Về Giáo dục và đào tạo, hiện nay có- 300 trường phổ thông dân tộc nội trú,  với 88 ngàn học sinh theo học; 876 trường phổ thông dân tộc bán trú, với 140 ngàn học sinh theo học; 782 trường, 124 ngàn HS học tiếng dân tộc thiểu số. 5 năm qua (2011- 2016), vùng dân tộc cử tuyển 18 ngàn sinh viên dân tộc thiểu số vào học các trường cao đẳng, đại học. Đến nay, đã hoàn thành xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học và THCS. Về y tế, nhờ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế  và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho toàn bộ người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng khó khăn, một số dịch bệnh trước đây phổ biến ở vùng dân tộc như sốt rét, bướu cổ, phong, lao được ngăn chặn và đẩy lùi. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống dưới 25%.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét