Thứ Hai, 10 tháng 4, 2023

Việt Nam đã thực hiện tốt chính sách về dân tộc. Quan điểm, chính sách nhất quán của Đảng, Nhà nước Việt Nam là các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển.

 


Các dân tộc thiểu số đã được bình đẳng về chính trị

Nhờ đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, công tác dân tộc ở nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng; tất cả mọi công dân không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giới đều bình đẳng về chính trị, bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống và bình đẳng trước pháp luật. Đại đoàn kết dân tộc không ngừng được củng cố, tôn trọng. các dân tộc tôn trọng, đoàn kết giúp đỡ cùng phát triển, cùng nhau xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đồng bào các dân tộc thiểu số  được hưởng các quyền bình đẳng với dân tộc Kinh. Trong những năm qua, số lượng đại biểu là người dân tộc thiểu số trong các khoá quốc hội luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với người dân tộc thiểu số của cả nước. Ở địa phương, người dân tộc thiểu số cũng chiếm tỷ lệ cao hơn trong tham gia hội đồng nhân dân. Nhiều người dân tộc thiểu số đã và đang giữ những chức vụ quan trọng trong các cơ quan lãnh đạo, các cơ quan quyền lực của đất nước. Quốc hội khóa 14 có 86 đại biểu quốc hội là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ 17,4%; 49/53 dân tộc thiểu số có đại biểu trong Quốc hội; Đại biểu trong hội đồng nhân dân các cấp khoảng 20%. Nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước là người dân tộc thiểu số như Tổng bí thư, Ủy viên Bộ Chính trị, ban bí thư, ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng, Bí thư, Chủ tịch tỉnh,...

 Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị, nông thôn vùng dân tộc được cải thiện rõ rệt

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bộ mặt đô thị, nông thôn vùng dân tộc được cải thiện rõ rệt.Những năm qua quy mô, mạng lưới trường lớp ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi được củng cố, phát triển từ mầm non, phổ thông đến cao đẳng, đại học. Hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú, bán trú được phát triển mạnh mẽ ở các tỉnh, thành phố, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số được học tập, ăn ở tại trường. Triển khai đề án củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú, đã có nhiều lớp học, phòng phục vụ học tập được nâng cấp và đầu tư xây dựng mới. Hiện nay có 316 trường phổ thống dân tộc nội trú ở 49 tỉnh, thành phố với 109.245 học sinh, trong đó có khoảng 40 % số truwngf được công nhân đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục ở các trường phổ thông dân tộc nội trú ngày càng được nâng lên qua từng năm học. Trường phổ thông dân tộc bán trú đã được thành lập ở 28 tỉnh, với quy mô 1.097 trường và 185.671 học sinh. Tỷ lệ học sinh bán trú hoàn thành cấp tiểu học đạt 98,9%; cấp trung học cơ sở đạt 92%. Có 15,2% số trường phổ thông dân tộc bán trú được công nhận đạt chuẩn quốc gia.

Cùng với đó, Chính phủ đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất, đẩy nhanh công tác xóa đói giảm nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới suy thoái, tình hình đất nước còn nhiều khó khăn, nhưng nhà nước đã ưu tiên bố trí nguồn lực kết hợp với nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và địa phương để hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Chỉ tính giai đoạn 2011-2015, Nhà nước đã đầu tư khoảng 135,000 tỉ đồng (tăng gấp 3 lần so với 5 năm trước)[1]) giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu. Nhờ đó sản xuất hầu hết các địa bàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi đều phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp. Đồng bào đã thay đổi phương thức canh tác truyền thống, áp dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, giống mới có chất lượng, năng xuất cao. Các huyện, xã đều có điển hình sản xuất giởi; một số vùng đã có sản xuất hang hóa với các sản phẩm chủ lực như: cà phê, hồ tiêu, cao su (ở các tỉnh Tây Nguyên); chè, lúa, gạo, cây ăn quả (ở miền núi phía Bắc); cây ăn quả (ở các tỉnh Tây nam Bộ). Việc làm và thu nhập của người dân tăng lên. Nhờ đó tốc độ tang trưởng kinh tế của vùng dân tộc thiểu số và miền núi khá cao; giai đoạn 2016-2018 đạt bình quân 07% và tăng dần hằng năm. Đời sống vật chất của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh hang năm, bình quân toàn vùng dân tộc thiểu số và miền núi giảm 4%/năm trở lên; các huyện nghèo giảm 05%-06%/năm trở lên. Giai đoạn 2015-2019, đã có 8/64 huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27-12-2008 của Chính phủ thoát nghèo; 14/30 huyện nghèo hưởng cơ chế theo nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP, ngày 27-12-2008 của Chính phủ thoát khỏi tình trạng khó khăn; 124/2.139 xã, 1.322/20.176 thôn đặc biệt khó khăn ra khỏi diện đầu tư của chương trình 135. Từ năm 2013 -2020, bộ mặt nông thôn cả nước nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng được đổi thay rõ rệt; thu nhập và điều kiện sống của người dân được cải thiện và nâng cao. Đồng thơi, chính phủ tập trung xây dựng hang vạn công trình nước sạch, trường, lớp học, trạm y tế, nhà văn hóa, mạng lưới chợ, tạo thuận lợi, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế- xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Nhiều trường lớp học, trạm y tế đã được xây dựng mới. Đến nay 100% huyện có đường đến trung tâm huyện; 98,4 xã có đường ô tô đến trung tâm xã; 100% xã và 97,2% thôn, bản có điện lưới quốc gia; tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện đạt 93,9%; 100% xã có trường tiểu học và trung học cơ sở; 99,7% xã có trường mầm non, mẫu giáo; 99,3% xã có trạm y tế; 65,8% số xã và 76,7% số thôn có nhà văn hóa hoặc nhà sinh hoạt cộng đồng

Văn hóa- xã hội phát triển; văn hóa truyền thống được bảo tồn, tiếng nói, chữ viết, tôn giáo tín ngưỡng của các dân tộc thiểu số được tôn trọng

Văn hóa các dân tộc tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Thiết chế văn hóa cơ sở nhiều nơi được củng cố gắn với phong trào xây dựng nếp sống văn hóa mới. Đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số được nâng lên. Mạng lưới thông tin, phát thanh, truyền hình phủ rộng khắp, giúp người dân tiếp cận được nhiều hơn chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đời sống chính trị- xã hội của đất nước, tiến bộ khoa học- kỹ thuật góp phần quan trọng mở mang dân trí. Các giá trị văn hóa dân tộc được bảo tồn, phát huy góp phần làm phng phú, sống động hơn văn hóa Việt Nam. Nhiều di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công nhận (không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên) và một số di sản được công nhận là di sản quốc gia (sử thi Đam San- Tây Nguyên, Hát then - dân tộc Tầy, Nùng),v.v...

 

 



[1] Ủy ban Dân tộc- Báo cáo đánh giá và triển khai chính sách vùng dân tộc, năm 2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét