Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT LÀ MỘT HỌC THUYẾT KHOA HỌC, LÀ LINH HỒN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC

 

Phép biện chứng duy vật là một học thuyết khoa học, là linh hồn của chủ nghĩa Mác, là đỉnh cao của tư duy khoa học mà nhân loại đã đạt được thông qua bộ óc thiên tài của C.Mác vào giữa thế kỷ XIX. Sau đó đã được Ph.Ăngghen bổ sung và hoàn thiện vào cuối thế kỷ XIX và V.I.Lênin phát triển trong điều kiện cách mạng mới vào đầu thế kỷ XX. Sau khi tiếp thu, nghiên cứu lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thấy được hạt nhân của chủ nghĩa Mác - Lênin chính là Phép biện chứng duy vật với nhận xét rất cô đọng: “chủ nghĩa Mác có ưu điểm là phương pháp làm việc biện chứng”. có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận hiện chứng duy vật, do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới. Mỗi nguyên lý, quy luật trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác Lênin không chỉ là sự giải thích đúng đắn về tính biện chứng của thế giới mà còn là phương pháp luận khoa học của việc nhận thức và cải tạo thế giới. Trên cơ sở khái quát mối liên hệ phổ biến và sự phát triển, những quy luật phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của tất thảy mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy, phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác - Lênin cung cấp những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho quá trình nhận thức thế giới và cải tạo thế giới, đó không chỉ là nguyên tắc phương pháp luận khách quan mà còn là phương pháp luận toàn diện, phát triển, lịch sử - cụ thể, phưong pháp luận phân tích mâu thuẫn nhằm tìm ra nguồn gốc, động lực cơ bản của các quá trình vận động, phát triển, V.V.. Với tư cách đó, phép biện chứng duy vật chính là công cụ khoa học vĩ đại để giai cấp cách mạng nhận thức và cải tạo thế giới.

“Phép biện chứng… là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy”, “là chìa khóa để giúp con người nhận thức và chinh phục thế giới”. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét