Thứ Ba, 4 tháng 4, 2023

Quan điểm đại hội XIII của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trên không gian mạng

Ngày nay, không gian mạng (KGM) vừa là môi trường làm việc, vừa phản ảnh đầy đủ các hoạt động của con người và đời sống xã hội giống như trong môi trường thực, trở thành vùng lãnh thổ mới với đầy đủ các lợi ích quốc gia - dân tộc. Trong lĩnh vực quân sự, khKGM cho phép người chỉ huy, người lính sử dụng hệ thống thông tin quản lý điều hành, hệ thống điều khiển vũ khí, các hệ thống tự động hóa chỉ huy để tương tác trong các hoạt động tác chiến. Sự ra đời của KGM làm xuất hiện hình thái chiến tranh KGM, loại hình tác chiến KGM và lực lượng tác chiến KGM; làm thay đổi học thuyết, tư duy và phương thức tiến hành chiến tranh.

Đối với Việt Nam, sự phát triển của KGM mà nòng cốt là công nghệ thông tin và truyền thông đã đạt được kết quả quan trọng trong thực hiện mục tiêu làm cho nước ta trở thành một cường quốc về công nghệ thông tin. Trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng, KGM được tạo lập trên cơ sở tích hợp hạ tầng thông tin liên lạc, các hệ thống thông tin chỉ huy, điều hành Quân đội, các hệ thống điều khiển vũ khí, trinh sát kỹ thuật điện tử đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên tất cả các môi trường tác chiến. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI, xác định: “Các yếu tố an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, xuất hiện nhiều hình thái chiến tranh mới, làm thay đổi môi trường chiến lược”. Vì vậy, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng xác định KGM là môi trường tác chiến mới, tích cực xây dựng lực lượng, đầu tư trang bị, vũ khí cho các hoạt động tác chiến trên KGM. Bảo vệ Tổ quốc trên KGM là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, vừa cấp bách, vừa lâu dài của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý thống nhất của Nhà nước. Bảo vệ Tổ quốc trên KGM  trở thành nguồn lực quan trọng để xây dựng, phát triển và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trước những yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên KGM trong tình hình mới, ngày 25-7-2018, Bộ Chính trị (Khóa XII) đã ban hành Nghị quyết số 29 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên KGM và Nghị quyết số 30 về Chiến lược An ninh mạng quốc gia. Đây là quan điểm, chủ trương lớn để  Đảng lãnh đạo, Nhà nước thống nhất quản lý đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trên một vùng lãnh thổ mới - KGM và cũng là nhằm thực hiện triển khai tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng về xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nhằm xây dựng không gian mạng quốc gia an toàn, lành mạnh, rộng khắp; xác lập và bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc trên KGM; tăng cường khả năng phòng ngừa, ngăn chặn, làm thất bại các âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động, sẵn sàng đối phó hiệu quả với mọi tình huống trên KGM, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống.

Hiện nay, tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức:Thế giới đang trải qua những biến động to lớn, diễn biến rất nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn2. Vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng đặt ra: Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ Tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đốì vối mọi quốc gia, dân tộc. Những vấn đề toàn cầu, như: Bảo vệ hòa bình, an ninh con người, thiên tai, dịch bệnh, an ninh xã hội và an ninh phi truyền thống, nhất là an ninh mạng, biến đổi khí hậu, nưốc biển dâng, ô nhiễm môi trường,... tiếp tục diễn biến phức tạp3. Các thế lực thù địch, thường xuyên tiến hành hoạt động trên KGM để khai thác thông tin, nắm bắt đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước, bí mật quốc gia, bí mật quân sự ... gây bất ổn chính trị, xã hội, gây tổn thất về kinh tế, quốc phòng, an ninh, xâm hại chủ quyền, lợi ích quốc gia - dân tộc. Vì vậy, vấn đề bảo vệ Tổ quốc trên KGM trở thành cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ trên KGM, Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Đảng ta xác định: “Tiếp tục triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, Chiến lược quốc phòng, Chiến lược quân sự, Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Chiến lược bảo vệ biên giới quốc gia, Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên KGM, Chiến lược an ninh mạng quốc gia và các chiến lược quốc phòng an ninh và các chiến lược chuyên ngành khác4. Như vậy, lần đầu tiên Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên KGM đã được Đảng ta đã thể chế hóa đồng bộ các quan điểm về quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc bằng các văn bản, bảo đảm cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý, có tính khả thi cao.

Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trên KGM không chỉ quán triệt, cụ thể hóa, thể chế hóa đầy đủ quan điểm, đường lối của Đảng, nhất là tư duy, quan điểm mới về quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trên KGM, mà còn cập nhật những vấn đề mới của pháp luật hiện hành về quốc phòng và thực tiễn đất nước. Từ đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trên KGM trong tình hình mới. Đây là bước tiến lớn, thể hiện tư duy chiến lược, nhạy bén, đột phá trong nhận thức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn về xác định: Mục tiêu, lực lượng, nội dung, đối tượng, phương thức bảo vệ Tổ quốc trên KGM, đánh dấu bước phát triển tư duy mới về bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, là cơ sở định hướng, chỉ đạo các cấp, các ngành, các lực lượng và địa phương triển khai thực hiện quan điểm của Đảng về bảo vệ Tổ quốc trên KGM trong tình hình mới.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét